Tăng huyết áp ngày càng phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp dưới đây chắc chắn sẽ giúp phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
14/11/2020 | Dấu hiệu tăng huyết áp và cách ổn định chỉ số hiệu quả 01/08/2020 | Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận 19/07/2020 | Tăng huyết áp có cần phải chụp CT không?
1. Hiểu về căn bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu trong các động mạch từ 140/90 mmHg trở lên, khi được thực hiện đo tại cơ sở y tế sau khi nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sẽ được xếp vào nhóm cao huyết áp.
Tăng huyết áp ngày càng phổ biến hơn
1.1. Cơ chế sinh bệnh
Huyết áp hiểu đơn giản là áp lực máu tạo lên thành động mạch, xuất phát từ co bóp của tim và áp suất các khu vực khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
-
Do sự co bóp của tim mạnh, áp lực máu lên thành mạnh cũng cao hơn và hậu quả là tình trạng cao huyết áp.
-
Khối lượng tuần hoàn: Khi khối lượng tuần hoàn tăng cao hơn bình thường, bệnh nhân có nguy cơ bị tăng huyết áp và biến chứng bệnh.
-
Mức độ đàn hồi của thành mạch: Thành mạch có khả năng co giãn cơ bản để chịu được áp lực máu kéo dài cũng như duy trì huyết áp ổn định giúp dễ dàng trao đổi chất. Ở người cao tuổi hoặc người bị tăng huyết áp kéo dài, thành mạch trở nên cứng hơn, giảm co giãn hơn.
Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ
-
Thành phần máu: Máu thông thường có thành phần đường, máu, tế bào máu, Vitamin, khoáng chất,… Nhưng nếu hàm lượng các thành phần này tăng lên, độ nhớt tăng và cuối cùng áp lực lưu thông tuần hoàn vì thế cũng cao hơn.
Bệnh tăng huyết áp cần điều trị kiên trì và loại bỏ được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ thì mới có thể kiểm soát bệnh triệt để.
1.2. Triệu chứng bệnh
Tăng huyết áp thường khó nhận biết mặc dù triệu chứng bệnh khá đa dạng song sẽ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Triệu chứng bệnh tăng huyết áp cụ thể gồm:
-
Cơ thể mệt mỏi.
-
Đau đầu liên tục và cảm giác bốc hỏa.
-
Suy giảm thị lực như mắt nhìn kém, nhìn mờ, quáng gà,…
-
Nôn ói, buồn nôn.
-
Đau tức ngực kết hợp với khó thở, thở gấp,…
Phát hiện sớm qua triệu chứng bệnh không những làm giảm biến chứng mà còn giúp kịp thời thay đổi thói quen xấu gây hại cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.
2. Những lưu ý từ chuyên gia khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Để bệnh nhanh chóng được kiểm soát và phòng ngừa biến chứng, người bệnh và người nhà cần xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể dưới đây là những vấn đề cần quan tâm được các chuyên gia tư vấn khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà.
Cân nặng tỉ lệ thuận với mức độ tăng huyết áp và biến chứng
2.1. Động viên người bệnh giảm cân
Nguy cơ mắc bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp tỉ lệ thuận với cân nặng của người bệnh. Điều này có nghĩa là, nếu bệnh nhân tăng huyết áp đang thừa cân nặng, người bệnh và người nhà nên thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh.
Một thống kê y tế cho biết, cứ mỗi kg người bệnh giảm được (với người béo phì), chỉ số huyết áp sẽ được cải thiện.
2.2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Có một chế độ ăn đặc biệt được thiết kế cho người bệnh tăng huyết áp, đó là chế độ ăn DASH. Cụ thể người bệnh được khuyến khích ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, thực phẩm ít béo, tối thiểu cholesterol và chất béo bão hòa.
Ngoài ra, người bị cao huyết áp được khuyên nên hạn chế muối nhưng tăng Kali vì Kali làm giảm tác dụng của Natri tới huyết áp. Song bổ sung Kali từ nguồn thực phẩm được ưu tiên hơn từ nguồn chế phẩm, bao gồm nhiều loại rau củ quả và trái cây.
Hoạt động thể chất không những giúp tim mạch trở nên khỏe mạnh
2.3. Tập thể dục thường xuyên
Gia đình, người thân chính là những người quan trọng giúp bệnh nhân tăng huyết áp xây dựng được chế độ luyện tập, thể thao lành mạnh. Hoạt động thể chất không những giúp tim mạch trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà tình trạng tăng huyết áp cũng được cải thiện.
Một báo cáo khoa học cho biết, một người bị cao huyết áp nếu dành khoảng 30 phút luyện tập mỗi ngày giúp giảm từ 5 - 8 mmHg huyết áp. Song để duy trì kết quả này, người bệnh cần kiên trì luyện tập, tạo thành thói quen hoạt động thể chất hàng ngày.
Người bệnh có thể lựa chọn một trong các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… Để xây dựng được chế độ luyện tập cường độ cao - ngắn phù hợp với từng giai đoạn bệnh, người bệnh hãy cùng phối hợp với bác sĩ và người nhà.
2.4. Hạn chế thức uống có cồn
Không ít người tìm hiểu về ảnh hưởng của rượu với chứng cao huyết áp bị nhiễu loạn thông tin bởi có nghiên cứu nói rằng thức uống có cồn tác dụng giảm huyết áp và cả những thông tin ngược lại. Thực tế thức uống này vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe cũng như huyết áp của người uống, tùy theo cách sử dụng.
Nếu uống lượng vừa phải, khoảng 1 ly/ngày với nữ giới và 2 ly/ngày với nam giới, rượu sẽ giúp hạ chỉ số huyết áp xuống khoảng 4mmHg. Tuy nhiên nếu nồng độ cồn trong cơ thể cao, nó lại khiến chỉ số huyết áp tăng cao hơn. Ngoài ra, cồn cũng làm giảm hoạt động của thuốc điều trị tăng huyết áp.
Người bệnh tăng huyết áp nên hạn chế dùng thức uống có cồn
2.5. Theo dõi huyết áp tại nhà
Bên cạnh chăm sóc tại nhà, bản thân người bệnh và người nhà nên chủ động tự theo dõi huyết áp tại nhà. Việc tái khám đúng hẹn là cần thiết để thay đổi kế hoạch chăm sóc phù hợp, kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân tốt hơn. Bên cạnh đó, những biến chứng sức khỏe tiềm ẩn cũng được phát hiện và phòng ngừa tốt hơn.
Trên đây là một vài hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Đây là căn bệnh không hề đơn giản, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị tốt. Vì thế không nên chủ quan, lơ là trong kiểm soát bệnh.