Tăng huyết áp có cần phải chụp CT không? | Medlatec

Tăng huyết áp có cần phải chụp CT không?

Chụp CT Scanner là kỹ thuật hiện đại của nền y học hiện nay, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong chẩn đoán hầu hết các bệnh. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ đề cập đến bệnh lý tăng huyết áp và phương pháp chẩn đoán, xác định tình trạng thông qua chụp CT. Vậy, trường hợp nào huyết áp tăng sẽ được chỉ định chụp cắt lớp để kiểm tra?


30/06/2020 | Giải đáp: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?
09/06/2020 | Những điều cần biết về bệnh huyết áp cao và cách phòng ngừa

1. Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp 

Khi nào thì gọi là huyết áp tăng? 

Với một người trưởng thành bình thường, cơ thể khỏe mạnh thì sẽ có huyết áp tâm thu dao động từ 100 - 130 mmHg và tâm trương từ 70 - 90 mmHg. Huyết áp đạt 120/80 được cho là chỉ số lý tưởng nhất. Tuy nhiên vì một lý do bất thường nào đó của cơ thể khiến cho áp lực của máu tác động lên thành mạch thay đổi và gây tăng huyết áp vượt các chỉ số bình thường nói trên. 

  Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được cao hơn mức bình thường

Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp đo được cao hơn mức bình thường

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh thế kỷ có tỷ lệ mắc cao trên toàn cầu và được tổ chức WHO mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Huyết áp được cho là tăng cao trong trường hợp huyết áp tâm thu đạt trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp 

Có hơn 90% trường hợp tăng huyết áp không thể xác định được nguyên nhân ở trường hợp tăng huyết áp nguyên phát. Chỉ khoảng 10% là có nguyên nhân đối với trường  hợp tăng huyết áp xuất phát từ các bệnh khác (tăng huyết áp thứ phát) hoặc là biến chứng nặng tác động đến các cơ quan của cơ thể. 

Phần lớn tăng huyết áp xuất phát từ các các yếu tố sau: 

  • Người lớn tuổi, khoảng trên độ tuổi 35 thì sẽ rất dễ bị tăng huyết áp. 

  • Người lười vận động, có chế độ ăn giàu chất béo hoặc thức ăn nhanh, uống nhiều bia rượu,...

Người lười vận động, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Người lười vận động, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, phụ nữ giai đoạn mãn kinh hoặc đang mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. 

  • Người bị rối loạn các hormone adrenaline và cortisol tuyến thượng thận dẫn đến hội chứng Cushing, cường Aldosteron, cường tủy thượng thận,...

  • Các bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống tổn thương thận, suy thận, viêm cầu thận cấp và mạn tính, tắc mạch thận, xơ hóa mạch thận,...

  • Các bệnh lý mạch vành như hẹp động mạch vành, tắc nghẽn mạch vành, xơ vữa hay vôi hóa mạch vành,...

  • Các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh, hở van tim, thiếu máu cơ tim, cục máu đông trong cơ tim,...

  • Ngoài ra các bệnh như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ trong máu cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp. 

  • Bên cạnh đó, người lạm dụng thuốc tránh thai hay thuốc corticoid cũng là đối tượng nguy cơ của bệnh.

2. Những biểu hiện cần lưu ý khi bị tăng huyết áp

Thông thường, người bị tăng huyết áp nguyên phát sẽ các biểu hiện phổ biến như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, mắt mờ, tai ù, thở gấp, nông. 

Huyết áp tăng cao sẽ khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt

Huyết áp tăng cao sẽ khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt

Tuy nhiên, với các trường hợp tăng huyết áp thứ phát sẽ có các biểu hiện trên đi kèm với các triệu chứng của bệnh như: 

  • Nếu mắc các bệnh liên quan đến tuyến thượng thận, người bệnh còn có biểu hiện như mặt béo, bụng phệ, rạn da, chi trên và dưới teo (hội chứng Cushing). 

  • Nếu mắc các bệnh ở thận có thể thấy huyết áp tăng kèm với tiểu máu, nôn mửa, người xanh xao,... 

  • Nếu mắc các bệnh mạch vành và tim mạch thì hầu hết đều bị tăng huyết áp kèm các biểu hiện như khó thở, nhịp tim tăng nhanh, đau tức ngực dữ dội,...

3. Trường hợp nào thì tăng huyết áp được chỉ định chụp CT

Với các trường hợp bệnh tăng huyết áp nguyên phát và không đi kèm với các biểu hiện bệnh lý thì việc sử dụng máy đo xác định chỉ số huyết áp, nếu cao ở mức cần điều trị thì sẽ bác sĩ sẽ có sự can thiệp thuốc kịp thời. Tuy nhiên, trong trường hợp huyết áp cao một cách bất thường đi kèm với những dấu hiệu bệnh lý thì cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm cũng như phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân. 

CT tuyến thượng thận

Nếu là bệnh xuất phát từ tuyến thượng thận thì CT tuyến thượng thận là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được lựa chọn để quan sát rõ nhất các khối u, tình trạng tăng sinh tế bào. Với độ dày các lát cắt trên phim chụp từ 3 - 5 mm và sử dụng thuốc cản quang, hình ảnh bất thường của tuyến thượng sẽ được thể hiện rõ nhất.

CT mạch vành

Nguyên nhân gây ra bệnh bắt nguồn từ các bệnh lý mạch vành thì CT mạch vành là kỹ thuật được chỉ định thực hiện để khảo sát các vị trí bị tắc, xơ hóa, hay nơi có cục huyết khối hình thành,... 

CT tim 

Chụp CT tim là kỹ thuật không thể bỏ qua và được đánh giá có độ chính xác cao trong trường hợp người bị tăng huyết áp do mắc các bệnh tim mạch. Chụp CT tim có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán sớm các bệnh lý tim mạch nhất là trường hợp bị tim bẩm sinh.

CT thận và mạch thận

Nếu bạn bị tăng huyết áp đi kèm các biểu hiện của bệnh thận thì chụp CT thận sẽ được chỉ định nhằm cho phép các bác sĩ thấy được các tổn thương, các ổ viêm hay bất kỳ tổn thương nào của thận. CT mạch thận cũng là lựa chọn được ưu tiên khi bác sĩ nghi ngờ các bệnh lý liên quan đến mạch thận vì có thể thấy được hình ảnh rõ nhất hệ thống mạch và cũng đánh giá được các tổn thương ở các cơ quan xung quanh.

Một số trường hợp khác

Ngoài ta trường hợp huyết áp tăng gây ra biến chứng tác động đến não bộ thì cũng có thể được chỉ định chụp CT nào nhằm xác định chính xác mức độ tổn thương để có biện pháp can thiệp nhanh chóng. Hoặc trong trường hợp tăng huyết áp do mắc bệnh ung thư thì kỹ thuật chụp CT sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tiến triển hay khả năng đáp ứng của cơ thể với liệu trình điều trị. 

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được bác sĩ ưu tiên lựa chọn để xác định chính xác nhất tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Nếu bạn phân vân không biết nên lựa chọn bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh nào để kiểm tra huyết áp, tình trạng sức khỏe của cơ thể hay thực hiện kỹ thuật chụp CT thì đừng bỏ qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. 

MEDLATEC là bệnh viện hàng đầu trong nước được quý khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao kết hợp với hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại bậc nhất, chúng tôi đảm bảo sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC. Bạn có thể đến trực tiếp các trụ sở làm việc của bệnh viện hoặc liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ hotline 1900 565656 khi có nhu cầu khám chữa bệnh hay mong muốn được tư vấn sức khỏe, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp