Hội chứng truyền máu song thai là gì và các giải pháp điều trị | Medlatec

Hội chứng truyền máu song thai là gì và các giải pháp điều trị

Là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ khiến không ít các mẹ bầu lo lắng, hội chứng truyền máu song thai ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và có thể khiến thai phụ phải đình chỉ thai kỳ nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy thế nào là hội chứng truyền máu song thai? Cơ hội khắc phục tình trạng này bao gồm những phương pháp gì?


06/09/2021 | Những xét nghiệm chẩn đoán dị tật thai kỳ sớm mẹ bầu nên biết!
06/09/2021 | Tiết lộ cho mẹ bầu các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ
06/09/2021 | Xác định lộ trình xét nghiệm thai kỳ theo các mốc quan trọng

1. Tìm hiểu về hội chứng truyền máu song thai

Twin-twin transfusion syndrome (TTTS) hay còn gọi là hội chứng truyền máu song thai thường bắt gặp ở những người mẹ đang mang thai cặp song sinh cùng trứng, khác buồng ối nhưng dùng chung một bánh rau. Nhau thai này bị rối loạn trong việc kết nối các mạch máu và có sự phân bổ lưu lượng máu không đồng đều đến từng bào thai.

Cụ thể, một thai nhi sẽ truyền máu đến bánh rau qua động mạch nhưng lại không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng có trong máu đáng ra phải được truyền lại qua tĩnh mạch (thai nhi cho). Mặt khác, thai nhi kia thì lại hấp thụ quá nhiều máu qua tĩnh mạch (thai nhi nhận). Sự chênh lệch này dẫn đến tình trạng thai nhi cho luôn bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy để nuôi cơ thể, đồng thời kích thước cũng nhỏ hơn. Thai nhi nhận do bị bơm nhiều máu hơn mức cần thiết khiến cho hệ tuần hoàn phải làm việc quá tải, gây suy giảm chức năng tim mạch. 

Mang thai đôi là một hành trình vất vả, đặc biệt là khi thai nhi mắc những biến chứng nghiêm trọng như hội chứng truyền máu song thai

Mang thai đôi là một hành trình vất vả, đặc biệt là khi thai nhi mắc những biến chứng nghiêm trọng như hội chứng truyền máu song thai

Do đó, Trung tâm thông tin di truyền và bệnh hiếm gặp (GARD) Hoa Kỳ đã đưa hội chứng truyền máu song thai vào danh sách những loại bệnh lý hiếm gặp và có mức độ nguy hiểm cao, gặp nhiều hạn chế trong tầm soát và điều trị.

Các tai biến khi thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có thể là:

  • Nguy cơ đẻ non;

  • Thiếu oxy, thiếu máu gây thiếu máu mạn tính và suy bánh rau dẫn tới tử vong thai nhi;

  • Thai còn sống có khả năng bị di chứng tổn thương hệ thần kinh với tỷ lệ 25%;

  • Nhiễm trùng ối;

  • Thai nhận dễ bị lưu do suy tim.

2. Hội chứng truyền máu song thai và các dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng ở các thai nhi:

  • Thai nhi cho bị ít nước, mất nước do tình trạng thiếu tưới máu;

  • Thai nhi nhận có kích thước lớn hơn, nhiều máu và da đỏ, chỉ số huyết áp cao hơn thai nhi cho, suy tim. Do đó sau khi chào đời những trẻ sơ sinh đã từng là thai nhi cho thường sẽ phải tăng cường chức năng tim nhờ sự hỗ trợ của thuốc.

  • Những cặp song sinh cùng trứng có kích thước khác nhau còn được gọi là cặp song sinh trái ngược.

Khác biệt giữa thai cho và thai nhận khi mắc hội chứng truyền máu song thai

Khác biệt giữa thai cho và thai nhận khi mắc hội chứng truyền máu song thai

Biểu hiện ở các bà mẹ mắc hội chứng này:

  • Tử cung lớn hơn so với giai đoạn thai kỳ bình thường và có tốc độ tăng trưởng nhanh;

  • Bị đau thắt hoặc co thắt bụng;

  • Phù nặng;

  • Nôn mửa;

  • Huyết áp tăng;

  • Ở thời kỳ đầu mang thai, bàn tay và bàn chân có dấu hiệu sưng;

  • Trọng lượng của cơ thể gia tăng đột ngột.

Triệu chứng ở mỗi người có thể không giống nhau, ngoài ra cũng còn dấu hiệu khác các mẹ bầu có nguy cơ gặp phải mà không nằm trong số những biểu hiện trên. Vì thế nếu thấy xuất hiện các bất thường trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám sớm để được xử lý kịp thời.

3. Phương án giúp điều trị hội chứng truyền máu song thai

Mặc dù hội chứng truyền máu song thai đòi hỏi biện pháp điều trị phức tạp nhưng với sự trợ giúp của y học tiến bộ, đã có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Ví dụ như:

  • Thực hiện truyền máu cho thai trong buồng tử cung;

  • Cho thai phụ dùng indocin;

  • Mở thông giữa 2 túi ối: hiện nay đã có khuyến cáo không tiếp tục áp dụng vì khả năng bị dây chằng màng ối;

  • Chọc nước ối để giải thoát lượng ối dư thừa, giúp giảm thể tích ối và cải thiện lưu lượng máu trong bánh rau, hạn chế nguy cơ đẻ non và có khoảng 60% thai nhi được cứu sống nhờ biện pháp này. Tuy nhiên mặt trái của việc hút giảm lượng nước ối đó là phải lặp lại nhiều lần, dễ gặp biến chứng nhiễm trùng nên thời gian giữ thai cũng không được lâu;

  • Trong một số trường hợp, phải tiến hành hủy thai bằng phẫu thuật có chọn lọc;

  • Đốt mạch nối giữa 2 thai bằng laser;

  • Hủy 1 trong 2 thai bằng laser hoặc cắt dây rốn. 

Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ nghiêm trọng của hội chứng truyền máu song thai cũng như tình hình thể trạng của cả thai nhi lẫn sản phụ mà sẽ áp dụng các cách xử trí khác nhau. Mục tiêu trong công tác điều trị hội chứng này luôn là giúp cho người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bảo tồn được trạng thái ổn định nhất cho thai nhi đến tận khi các bé chào đời. 

Sau khi hoàn thành phẫu thuật, mẹ bầu cần được theo dõi nghiêm ngặt để phòng tránh các tai biến xảy ra. Vì đây là kỹ thuật có tính xâm lấn nên đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ càng trong chẩn đoán bằng biện pháp siêu âm.

4. Gợi ý những cách giúp phòng ngừa hội chứng truyền máu song thai 

Việc duy trì một thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ góp phần giúp mẹ bầu kiểm soát và hạn chế được rủi ro mắc hội chứng truyền máu song thai. Một số các cách có thể kể đến như sau:

  • Thỉnh thoảng thai phụ nên đổi tư thế sang nằm ngửa để cải thiện lưu lượng máu được truyền tới thận và tử cung. Do thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò giúp đào thải bớt lượng nước dư thừa, còn tử cung là nơi xảy ra tình trạng truyền máu song thai do các bất thường đến từ vị trí bánh rau;

  • Mẹ bầu nên lựa chọn những nơi như sofa, giường hoặc sàn để nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngang. Cách này áp dụng cả cho những thai phụ khỏe mạnh không mắc hội chứng truyền máu song thai;

  • Một yếu tố quan trọng khác đó là chế độ dinh dưỡng: vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, các thai nhi bị truyền máu song thai thường bị thiếu chất đạm và thiếu máu ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cơ thể. Do vậy cần phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thể trạng của mẹ bầu, giúp mẹ có đủ năng lượng và giảm thiểu sự mệt mỏi, tránh hiện tượng đa ối và hạn chế nhu cầu can thiệp bằng xâm lấn cũng như biến chứng truyền máu song thai.

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh 

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh 

Nhằm giúp các thai phụ tầm soát hội chứng nguy hiểm này, BVĐK MEDLATEC có các gói khám thai kỳ được lên kế hoạch chi tiết với những liệu pháp cần thiết, được triển khai theo các tuần thai tương ứng. Ngoài ra  các mẹ bầu sẽ được tổng đài viên nhắc lịch định kỳ cho lần tái khám tiếp theo. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp