Hội chứng sợ độ cao - Nỗi sợ hãi cảm giác rơi cực đoan | Medlatec

Hội chứng sợ độ cao - Nỗi sợ hãi cảm giác rơi cực đoan

Sợ độ cao được xem là một nỗi sợ, nỗi ám ảnh không hiếm gặp. Nỗi sợ này vừa gây hoảng loạn vừa khiến người mắc hội chứng tránh xa những vị trí ở trên cao. Tùy vào từng trường hợp mà chứng sợ độ cao có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người bệnh.


23/02/2023 | Ám ảnh sợ xã hội và những rắc rối trong đời sống hàng ngày
23/02/2023 | Hội chứng sợ không gian hẹp ảnh hưởng đến đời sống người bệnh thế nào?
17/02/2021 | Hội chứng sợ lỗ: nguyên nhân và phương pháp điều trị
13/12/2020 | Dị ứng thời tiết lạnh - Nỗi sợ hãi không của riêng ai

1. Sợ độ cao là hội chứng gì?

Chứng sợ độ cao có tên tiếng Anh là Acrophobia. Đây là cảm giác sợ hãi hoặc một nỗi ám ảnh cực đoan đối với độ cao. Đặc biệt, hội chứng này càng nặng hơn đối với những người có một chiều cao bình thường. Sợ độ cao được xét là một dạng ám ảnh về chiều kích không gian và cả sự khó chịu khi di chuyển. 

Hội chứng sợ độ cao không hề hiếm gặp

Hội chứng sợ độ cao không hề hiếm gặp

Đa số mọi người đều sẽ cảm thấy sợ khi ở trên một độ cao nào đó, đây chính là cảm giác sợ rơi. Tuy nhiên, đối với những người bị mắc phải hội chứng sợ độ cao thì mức độ sợ hãi khi đứng trên cao sẽ lớn hơn rất nhiều. Họ có thể trở nên kích động và cũng có thể tự trấn tĩnh chính mình để tìm lại một cảm giác an toàn. 

Theo ghi nhận, có khoảng 2% - 5% trên tổng dân số bị mắc phải hội chứng sợ độ cao. Tỷ lệ người mắc chứng này ở nữ giới thường cao hơn nam giới. Người bị mắc chứng sợ độ cao thường khó để leo thang mà không có tay vịn, một số người thậm chí còn sợ cảm giác khi ngồi trên máy bay. 

2. Nguyên nhân của chứng sợ độ cao là gì?

Chứng sợ độ cao xuất hiện có thể là do một vài nguyên nhân khác nhau: Một số trường hợp bị tai nạn hoặc bị ngã ở trên cao khiến tâm lý của người đó bị ảnh hưởng và kéo dài về sau này. Những người này sẽ luôn bị ám ảnh tâm lý vì cảm giác sợ hãi mà mình đã từng trải qua và bắt đầu lo lắng, sợ khi ở trên cao. Điều này khiến họ không thể di chuyển đến những nơi cao mặc dù trước khi xảy ra tai nạn không mắc phải hội chứng này. 

Nguyên nhân khác có thể là do khả năng giữ thăng bằng của cơ thể do cơ chế của mắt hay tiền đình bị gặp vấn đề. Điều này khiến họ không thể duy trì được thăng bằng khi ở một độ điểm nào đó ở trên cao. Tình huống này có thể khiến cho người bệnh bị chóng mặt, bị mất thăng bằng và luôn cảm giác rằng bản thân rất dễ ngã xuống đất. Cho đến nay, đa phần các trường hợp bị mắc hội chứng này đều không tìm được một nguyên nhân chính rõ ràng nào. 

Chứng sợ độ cao có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chứng sợ độ cao có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Những dấu hiệu nhận biết người mắc chứng sợ độ cao

Những người bị mắc chứng sợ độ cao thường sẽ có những biểu hiện điển hình như bị nhức đầu, bị khó thở, có cảm giác buồn nôn, thường xuyên nôn mửa, bị khó ngủ, chóng mặt,... Những biểu hiện này có thể kéo dài trong khoảng 6 đến 48 tiếng sau khi người bệnh đứng ở trên cao. 

Một vài trường hợp hiếm gặp hơn, hội chứng này có thể khiến cho người bệnh bị tích tụ dịch lỏng ở trong não và phổi. Tình trạng này có thể dẫn đến phù não và bị phù phổi với những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng như sau:

  • Nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng mảnh giấy bị vò lại mỗi khi hít thở.

  • Bị mắc phải tình trạng khó thở nghiêm trọng.

  • Khi ho hoặc khạc ra những chất lỏng có màu hồng và có sủi bọt.

  • Khi đi đứng có phần vụng về và khá khó khăn.

  • Có thể bị lú lẫn hoặc bị suy giảm ý thức.

Ngay khi nhận thấy những biểu hiện này, người bệnh cần phải được đưa về ngay địa điểm có độ cao thấp hơn. Đồng thời, người bệnh cần được tiến hành cấp cứu ngay lúc đó. 

Một vài dấu hiệu để nhận biết chứng sợ độ cao

Một vài dấu hiệu để nhận biết chứng sợ độ cao

4. Những yếu tố có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh

Dù là nam hay nữ thì đều có khả năng bị mắc chứng sợ độ cao, tuy nhiên tỷ lệ này lại cao hơn ở nữ giới. Đặc biệt, khi ở độ cao từ 2.400m trở lên thì các dấu hiệu của căn bệnh này lại càng thêm rõ ràng. Thông thường, chứng bệnh này sẽ phổ biến hơn đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi hoặc những người thường sống ở các nơi thấp và chậm thích nghi với điều kiện môi trường ở những nơi cao hơn. 

Có khá nhiều yếu tố khiến cho nhiều người xuất hiện chứng sợ độ cao, điển hình như:

  • Độ tuổi: Theo ghi nhận, người trẻ thường sẽ có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi độ cao hơn so với những người lớn tuổi.

  • Nơi sinh sống: Những người sinh sống và làm việc ở các vùng trũng thấp như đồng bằng, ở gần biển hoặc chưa từng di chuyển đến các vùng núi cao cũng có xu hướng bị sợ độ cao.

  • Thể lực không tốt và rất khó thích nghi với những điều kiện môi trường thay đổi.

  • Đã hoặc đang mắc phải những căn bệnh có liên quan đến phổi. 

  • Một vài trường hợp được ghi nhận, những gia đình có người bị mắc hội chứng này thì tỷ lệ thế hệ sau cùng chung nỗi sợ cao hơn so với người thông thường. 

Người có thể lực yếu có nguy cơ bị sợ độ cao

Người có thể lực yếu có nguy cơ bị sợ độ cao

5. Làm cách nào để hạn chế tình trạng sợ độ cao?

Những người bị mắc hội chứng ám ảnh sợ độ cao có thể áp dụng những biện pháp sau đây để làm giảm ảnh hưởng của độ cao đối với tâm lý như:

  • Khi đi đến những địa điểm ở trên cao, bạn không nên tăng độ cao một cách quá nhanh chóng. Thay vào đó, bạn hãy dành khoảng 2 - 4 ngày để đi từng đoạn một, tạo điều kiện và thời gian để cơ thể có thể thích nghi một cách từ từ. 

  • Duy trì trạng thái nghỉ ngơi điều độ và không hoạt động quá sức của mình.

  • Bổ sung nhiều nước  cho cơ thể và tăng cường thêm carbohydrate nhằm hạn chế các tác động của chứng sợ độ cao.

Khi xuất hiện một trong những triệu chứng liên quan đến thần kinh hoặc vấn đề hô hấp thì người bệnh cần được đưa đến một vị trí thấp hơn để được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời. 

6. Điều trị chứng sợ độ cao bằng những phương pháp nào?

Nỗi sợ hãi và ám ảnh về độ cao không nhất thiết phải được điều trị. Bởi lẽ, trong một số trường hợp, hội chứng này không làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc và các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu nỗi sợ này đang khiến cho cuộc sống của bạn gặp nhiều vấn đề, khó khăn và ngăn cản bạn thực hiện những hoạt động mà mình mong muốn thì có thể áp dụng những cách thức điều trị như sau:

Người sợ độ cao có thể được điều trị bằng thuốc

Người sợ độ cao có thể được điều trị bằng thuốc

  • Điều trị với liệu pháp giải mẫn cảm (tức là tiếp xúc có hệ thống).

  • Trị liệu nhận thức hành vi (CBT).

  • Điều trị bằng thuốc uống.

  • Sử dụng phương pháp thực tế ảo.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một giải pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn đang muốn điều trị chứng sợ độ cao của mình thì hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp