Góc tư vấn: Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6? | Medlatec

Góc tư vấn: Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6?

Trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi được gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, sức đề kháng của trẻ yếu nên nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cũng cao hơn. Vậy tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6? Hiểu về những thay đổi trong cơ thể trẻ giai đoạn này giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn, tạo sức đề kháng tự nhiên khỏe mạnh.


11/10/2021 | Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid tăng đề kháng
18/06/2021 | Các món ăn bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng trong mùa dịch
04/10/2019 | Bị ung thư tuyến giáp ăn hoa quả gì tăng sức đề kháng?

1. Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6?

Để tìm hiểu nguyên nhân khiến sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6, trước nhất cần biết rằng, hoạt động của hệ miễn dịch sẽ tạo nên sức đề kháng cho cơ thể mỗi người, ở trẻ nhỏ cũng vậy. 

trẻ từ 6 tháng tuổi có sức đề kháng suy giảm hơn trước đó

Trẻ từ 6 tháng tuổi có sức đề kháng suy giảm hơn trước đó

1.1. Các loại miễn dịch ở trẻ

Miễn dịch được chia thành 2 nhóm khác nhau gồm:

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch này có được do cơ thể tự sản xuất khi tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh. Điều này nghĩa là sau khi trẻ mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch chủ động, từ đó nếu gặp phải kháng nguyên gây bệnh sau đó nguy cơ mắc bệnh và biến chứng sẽ giảm đi. Ngoài ra, tiêm phòng vắc xin cũng giúp cơ thể có được miễn dịch chủ động mà không mắc bệnh trực tiếp.

Miễn dịch thụ động

Đây là miễn dịch mà cơ thể trẻ có được không phải được tự cơ thể tạo ra mà được truyền từ bên ngoài. Điển hình nhất là kháng thể cơ thể mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, tuy nhiên kháng thể này không bền, thường suy yếu khi trẻ 6 tháng tuổi.

Cả hai loại miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động đều góp phần tạo sức đề kháng cho trẻ, là hàng rào bảo vệ sức khỏe chống lại các yếu tố gây bệnh như: ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,… Những trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc bệnh,… cho thấy có sức đề kháng yếu hơn những trẻ khỏe mạnh.

Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”

Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi ở trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”

1.2. Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6?

Trẻ khoảng 6 tháng tuổi đến 3 tuổi thường có sức đề kháng suy giảm, đây còn gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân khiến sức đề kháng suy giảm ở trẻ độ tuổi này là do:

Sự suy giảm của miễn dịch bị động do kháng thể nhận từ cơ thể mẹ

Khi còn là bào thai và khi vừa sinh ra, cơ thể trẻ không thể tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập do chưa tạo thành miễn dịch chủ động. Vì thế, thông qua dinh dưỡng truyền cho trẻ khi mang thai và cho con bú, trẻ cũng nhận được những kháng thể quan trọng. Tuy nhiên, kháng thể bị động này suy giảm rất nhanh, sau 6 tháng không còn đủ bảo vệ trẻ nữa.

Trong khi đó, trẻ 6 tháng tuổi sức đề kháng vẫn chưa đủ để tự bảo vệ mình nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, duy trì kết hợp với ăn dặm đến khi 24 tháng tuổi có sức khỏe tốt hơn những trẻ cai sữa mẹ sớm hoặc hoàn toàn không dùng sữa mẹ.

Trẻ có nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh cao hơn

Ngoài nguyên nhân do sức đề kháng suy giảm, trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đã khá cứng cáp, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Đặc biệt trẻ giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bò, lẫy, tập đi đứng, chơi đồ chơi,… rất dễ bị virus, vi khuẩn từ môi trường tấn công.

Trẻ trên 6 tháng dễ nhiễm bệnh hơn do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều hơn

Trẻ trên 6 tháng dễ nhiễm bệnh hơn do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều hơn

Vì thế để giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, giữ vệ sinh môi trường và vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc là rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi

Thông thường, trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở đi, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nên trẻ sẽ cần ăn dặm nhiều hơn bên cạnh việc bú sữa mẹ. Cơ thể sẽ cần làm quen dần dần với nguồn thực phẩm này, chế độ ăn dặm có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nên sức đề kháng cơ thể vì thế cũng yếu đi. 

Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ

Đôi khi, trẻ mắc bệnh là do cha mẹ không để ý và đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ ở những thời điểm thích hợp. Không tiêm ngừa, tiêm không đủ mũi hoặc trễ lịch tiêm đều sẽ khiến cơ thể không tạo miễn dịch tốt để chống lại tác nhân gây bệnh.

2. Nên làm gì để tăng cường đề kháng cho trẻ từ 6 tháng tuổi?

Hiểu được những nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi bị suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh, hay ốm vặt hơn, cha mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ trẻ tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ độ tuổi này mà cha mẹ nên nhớ và thực hiện tốt:

2.1. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu

Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ mà còn chứa lượng lớn các kháng thể quan trọng bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Do đó, mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, sau đó kết hợp với ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng rất quan trọng để đảm bảo nguồn sữa tốt, dồi dào dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên.

Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng tuổi có sức đề kháng tốt nhất

Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng tuổi có sức đề kháng tốt nhất

2.2. Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và các vật dụng xung quanh trẻ

Tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể trẻ từ môi trường xung quanh sẽ được hạn chế tốt hơn khi cha mẹ đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn. Người chăm sóc cũng cần lưu ý rửa tay sát khuẩn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.

Trẻ lớn tuổi hơn nên tập thói quen giữ vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên, không liếm tay hoặc đồ vật,…

2.3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ

Tiêm vắc xin là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để trẻ có được kháng thể kháng bệnh lâu dài, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những vắc xin cần tiêm đúng thời điểm, đúng khoảng cách bao gồm: vắc xin thủy đậu, quai bị, sởi, viêm gan, viêm não nhật bản,…

2.4. Không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ

Trẻ độ tuổi từ 6 tháng dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch suy giảm, tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng dùng thuốc điều trị không có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Đặc biệt là các nhóm thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới đường ruột của trẻ, khiến sức đề kháng của trẻ yếu hơn.

Tiêm vắc xin giúp trẻ có được sức đề kháng tốt

Tiêm vắc xin giúp trẻ có được sức đề kháng tốt

Hi vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã nắm được tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6 để có cách chăm sóc để tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ tốt hơn. Nếu trẻ thường xuyên mắc bệnh, ốm vặt, nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, được tư vấn cách chăm sóc khoa học cho trẻ. Hãy liên hệ tới hotline bệnh viện MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Tìm hiểu về cách tăng cường đề kháng cho trẻ trong đại dịch COVID-19

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp