Một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay đó là ung thư dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân ung thư dạ dày và việc tầm soát, sàng lọc định kỳ ung thư hàng năm sẽ giúp bệnh nhân sớm phát hiện ra bệnh, từ đó điều trị ngay ở giai đoạn đầu làm tăng cơ hội sống sót. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của ung thư dạ dày cũng như những cách điều trị bệnh được áp dụng phổ biến ngày nay.
21/07/2022 | Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và các phương pháp điều trị ung thư dạ dày 22/04/2022 | Đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng về dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày 22/04/2022 | Gợi ý địa chỉ xét nghiệm ung thư dạ dày uy tín tại Hà Nội
1. Các giai đoạn tiến triển của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày hình thành là do tình trạng quá sản, loạn sản, dị sản của các tế bào ở dạ dày. Theo thời gian những tế bào này sẽ tạo thành khối u và dần xâm lấn, lan rộng sang các vị trí ở dạ dày cũng như di căn đến những cơ quan khác khi ở giai đoạn muộn. Nếu không được chẩn đoán sớm và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là khiến bệnh nhân bị tử vong.
Khi các tế bào ở dạ dày phát triển bất thường sẽ có nguy cơ trở thành ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày phát triển theo 5 giai đoạn như sau:
-
Giai đoạn 0: khối u mới được hình thành và “cắm rễ" ở niêm mạc dạ dày;
-
Giai đoạn 1: tế bào ung thư xâm lấn sâu vào lớp cơ thứ 2 của dạ dày nhưng chưa bộc lộ rõ những triệu chứng điển hình của bệnh;
-
Giai đoạn 2: khối u gia tăng về kích thước, lây lan sâu rộng hơn và bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng như thường xuyên buồn nôn và đau bụng,...;
-
Giai đoạn 3: ung thư dạ dày tấn công các hạch bạch huyết và những cấu trúc lân cận, chuẩn bị di căn đến những vị trí khác ngoài dạ dày;
-
Giai đoạn 4: hay còn gọi là giai đoạn cuối, là khi ung thư đã di căn đến nhiều nơi trong cơ thể và nguy cơ tử vong là rất cao.
2. Nguyên nhân ung thư dạ dày là do đâu?
Sau đây là các nguyên nhân ung thư dạ dày bạn cần hết sức lưu ý để dự phòng khả năng ung thư:
-
Vi khuẩn HP: là vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra các dạng viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Đây chính là những tổn thương có thể dẫn tới ung thư sau này;
-
Các tổn thương tiền ung thư: viêm dạ dày mạn tính không được điều trị gây teo niêm mạc dạ dày; chuyển sản ruột (hình thái của các tế bào ở dạ dày bị biến đổi thành các tế bào giống như ở ruột và đại tràng); nghịch sản (sự biến đổi về cấu trúc của các tế bào niêm mạc dạ dày, cơ thể không còn khả năng kiểm soát chúng;
-
Do yếu tố di truyền: viêm teo dạ dày có thể lây truyền từ mẹ sang con với tỷ lệ lên đến 48%;
-
Biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật dạ dày: bệnh nhân trước đây đã từng thực hiện phẫu thuật dạ dày thì nguy cơ bị ung thư dạ dày sẽ cao hơn so với người bình thường;
-
Những yếu tố nguy cơ khác: tuổi tác, nhóm máu, béo phì, thói quen sinh hoạt, giới tính,... cũng nằm trong phạm vi làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư dạ dày
3. Phát hiện ung thư dạ dày qua các triệu chứng điển hình
Ở giai đoạn đầu ung thư dạ dày thường ít khi có biểu hiện sớm và nếu có thì cũng khá mơ hồ, thường khiến bệnh nhân nhầm sang những bệnh lý tiêu hóa thông thường khác. Do đó nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện nào dưới đây thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:
-
Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn: là một trong các dấu hiệu thường gặp khi bệnh ở giai đoạn đầu, hay xảy ra mỗi lần bệnh nhân ăn xong;
-
Ợ nóng, ợ chua: kèm theo cảm giác khó chịu, dạ dày đau nhâm nhẩm và tình trạng này được cải thiện sau khi dùng thuốc,... là các biểu hiện dễ bị nhầm với bệnh lý đau dạ dày;
-
Sút cân đột ngột: là biểu hiện cơ bản, dễ nhận biết khi bị ung thư dạ dày. Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi người bệnh có thể sụt tới 15% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân;
-
Chán ăn, ăn uống không ngon miệng: thường đi cùng với triệu chứng khó nuốt hoặc hay có cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng;
-
Bụng đau dữ dội: ban đầu cơn đau diễn ra theo đợt, sau đó tần suất đau bụng trở nên dày đặc và nghiêm trọng hơn, ngay kể cả khi đã dùng thuốc giảm đau cũng không đem lại hiệu quả;
-
Xuất huyết đường tiêu hóa: bệnh nhân có thể bị nôn ra máu, phân lẫn máu mỗi khi đi đại tiện. Đây cũng có thể là triệu chứng ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhìn chung một số biểu hiện nêu trên thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở dạ dày hoặc đường tiêu hóa, vì vậy người bệnh không nên chủ quan và lơ là bỏ qua mà hãy đi khám để được chẩn đoán bệnh từ giai đoạn đầu.
4. Các phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày
Để chẩn đoán sớm tình trạng ung thư dạ dày, bệnh nhân cần thực hiện phương pháp tầm soát, sàng lọc bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công sẽ càng cao khi bệnh được phát hiện từ sớm. Dưới đây là các biện pháp được sử dụng trong tầm soát ung thư dạ dày:
-
Nội soi dạ dày: đây là biện pháp được chỉ định đầu tiên và có thể phát hiện chính xác khả năng ung thư dạ dày, nhất là khi ở giai đoạn đầu. Nếu thăm khám ở cơ sở được trang bị các dòng máy hiện đại thì có kèm theo chế độ nhuộm màu và khuếch đại, có tác dụng tìm ra những tổn thương ẩn náu kín đáo giúp tăng hiệu quả chẩn đoán;
-
Chụp dạ dày cản quang kép: biện pháp này khá đơn giản nhưng độ chính xác không đảm bảo. Ở những trường hợp nghi ngờ vẫn cần chỉ định thêm chẩn đoán bằng nội soi dạ dày để lấy mẫu sinh thiết khẳng định kết quả;
-
Xét nghiệm kiểm tra dấu vết ung thư trong máu: mục đích chính là nhằm kiểm tra mức độ tiến triển, lan rộng của ung thư nên thường dùng để tầm soát sớm nguy cơ ung thư và theo dõi rủi ro bệnh tái phát trong tương lai.
Một ca nội soi dạ dày được tiến hành bởi các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Dựa trên giai đoạn mà ung thư dạ dày đang tiến triển, các bác sĩ sẽ đề xuất những phương án điều trị phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, ví dụ như các biện pháp sau đây:
-
Phẫu thuật cắt khối u bằng nội soi;
-
Phẫu thuật lấy hạch và cắt dạ dày;
-
Xạ trị;
-
Hóa trị;
-
Liệu pháp miễn dịch;
-
Điều trị giảm nhẹ triệu chứng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư dạ dày và các nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung việc điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn. Do đó tầm soát và sàng lọc ung thư định kỳ đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do ung thư gây ra.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp các gói khám sàng lọc bệnh lý ung thư được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Khi đến khám tại Chuyên khoa Ung bướu của MEDLATEC, bạn sẽ được đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn tận tình. Ngoài ra hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC đều được nhập khẩu từ nước ngoài giúp hỗ trợ quá trình chẩn đoán trở nên nhanh chóng, chính xác hơn.
Để đăng ký đặt lịch khám cùng các chuyên gia tại MEDLATEC, bạn hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay