Khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm. Do đó, mẹ bầu luôn cố gắng điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo điều kiện tốt nhất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, dù làm tóc là một nhu cầu chính đáng, nhưng nhiều chị em vẫn luôn phân vân “bầu có được làm tóc không”.
12/08/2022 | Thắc mắc bà bầu uống C sủi được không và câu trả lời từ chuyên gia 12/08/2022 | Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn rau cần tây có được không? 11/08/2022 | Bà bầu ăn mì tôm được không và lời khuyên của chuyên gia 08/08/2022 | Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt cho thai nhi hay không?
1. Mẹ bầu có được làm tóc không?
Nội tiết tố của phụ nữ thay đổi rất nhiều trong thời kỳ mang thai. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và sức khỏe của chị em. Trong đó, sự thay đổi của mái tóc cũng là một trong những vấn đề thường gặp. Tóc của mẹ bầu có thể khô, xơ hơn hoặc tiết nhiều dầu và nhanh bết hơn bình thường. Làm tóc cũng là một nhu cầu làm đẹp chính đáng. Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho thắc mắc “bầu có được làm tóc không”:
Trước đây, phụ nữ thường kiêng cắt tóc khi mang thai vì quan niệm xưa cho rằng đây là hành động có thể làm suy giảm tuổi thọ của chị em. Hơn nữa, nếu cắt tóc, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị ốm nghén nhiều hơn và thậm chí có thể gặp phải những chuyện không may mắn, đồng thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định việc cắt tóc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Thực tế, nhiều trường hợp mẹ bầu cũng nên cắt tóc để tránh tình trạng khô, xơ và rụng tóc trong quá trình mang thai. Hơn nữa, đến những tháng cuối của thai kỳ, cắt tóc ngắn cũng giúp mẹ bầu gội đầu dễ dàng, thuận tiện hơn.
Mẹ bầu nên cân nhắc trước khi làm tóc
Vấn đề nhuộm tóc khi đang mang thai cũng được nhiều chị em rất quan tâm. Theo các chuyên gia, bà bầu không nên nhuộm tóc để tránh nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất từ thuốc nhuộm.
Bên cạnh đó, một số trường hợp cũng có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Đặc biệt, nguy cơ này càng tăng lên khi mẹ bầu không may sử dụng các loại thuốc chất lượng kém và không rõ nguồn gốc.
Uốn tóc sẽ giúp mái tóc của chị em trở nên bồng bềnh, tôn lên vẻ dịu dàng, quyến rũ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu đang có sự thay đổi lớn về nội tiết tố thì hiệu quả làm xoăn, uốn tóc có thể sẽ không như mong đợi.
Mẹ bầu vẫn có thể uốn tóc, làm xoăn nếu không sử dụng thuốc mà chỉ sử dụng các loại máy tạo kiểu tóc. Những loại thuốc làm xoăn, uốn tóc có thể chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn làm thay đổi cấu trúc tóc. Khi hít phải những chất độc từ thuốc, sức khỏe của mẹ bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, có thể kích thích co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, những loại thuốc này cũng giống như các loại thuốc nhuộm tóc, có thể gây dị ứng cho mẹ bầu.
2. Một số giải pháp nếu mẹ bầu muốn làm tóc
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu không nên dùng các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc ép hay uốn tóc để tránh tiếp xúc với hóa chất, gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
Không nên để thuốc nhuộm tóc ngấm vào da đầu
Nếu vẫn có nhu cầu làm tóc, mẹ nên đợi sau 3 tháng và cần chọn những cơ sở làm tóc uy tín, các loại thuốc tốt nhất, có nguồn gốc rõ ràng. Nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên,…
Trong khi nhuộm tóc, mẹ bầu cần đeo khẩu trang và cần mở cửa thông thoáng để mùi thuốc bay ra bên ngoài, tránh để mẹ bầu hít phải quá nhiều mùi thuốc. Bên cạnh đó, cần lưu ý không chà xát thuốc lên da đầu, tốt nhất là không để thuốc tiếp xúc với phần chân tóc.
Không nên để thuốc quá lâu để tránh ngấm vào da đầu. Đọc kỹ những phản ứng phụ của thuốc để hiểu rõ và tránh tối đa nguy cơ. Làm sạch da đầu thật kỹ sau khi làm tóc xong.
Để phòng ngừa tình trạng dị ứng, mẹ bầu có thể thử lượng thuộc nhỏ lên tay trước khi thực hiện bôi hay thoa lên tóc. Nếu xảy ra tình trạng mẩn ngứa, dị ứng thì không nên làm tóc để tránh nguy hiểm cho mẹ bầu.
Tốt nhất, mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi quyết định có nên làm tóc hay không. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
3. Một số gợi ý để có mái tóc đẹp khi mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện một số phương pháp sau để có mái tóc đẹp và chắc khỏe:
- Cân bằng chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhiều đến làn da và mái tóc của mẹ bầu. Một chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây, đảm bảo uống đủ nước sẽ giúp mẹ bầu có một mái tóc suôn mượt, óng ả. Bên cạnh đó, chị em có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, trứng và sữa để cung cấp nhiều protein, nuôi dưỡng mái tóc.
Nên ăn nhiều rau củ để có mái tóc đẹp
- Không nên tác động nhiệt lên mái tóc
Với những trường hợp mẹ bầu có mái tóc xơ, khô thì càng không nên tác động nhiệt lên tóc. Dùng máy hấp tóc hoặc gội bằng nước nóng hay dùng máy sấy tóc không đúng cách chỉ khiến cho mái tóc của bạn xơ rối hơn.
Chị em nên chọn chế độ sấy mát và nên lau kỹ tóc bằng khăn bông mềm để tránh làm khô tóc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp hấp tóc mà không cần nhiệt cao như bia, lòng đỏ trứng gà hay sữa chua.
Lựa chọn các loại thảo dược để chăm sóc tóc
- Cắt tóc ngắn: Những mẹ bầu có mái tóc yếu thì nên cắt tóc ngắn để tạo điều kiện cho tóc hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, mái tóc gọn gàng cũng là một giải pháp giúp chị em thoải mái hơn trong quá trình mang thai.
- Dùng dầu gội đầu tự nhiên: Có thể dùng những loại dầu gội có chiết xuất từ tự nhiên như hương nhu, lô hội, bồ kết,… để làm sạch mà không gây hại cho tóc.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “bầu có được làm tóc không” và một số hướng dẫn chăm sóc tóc khi mang thai. Mẹ bầu có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn thêm và đặt lịch khám sức khỏe thai kỳ sớm nhất.