Theo quan niệm dân gian, ăn trứng ngỗng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi thông minh, khỏe mạnh. Vậy thực hư chuyện bà bầu ăn trứng ngỗng có thực sự tốt như lời dân gian hay không? Bài viết sau đây MEDLATEC sẽ giải đáp cho mẹ bầu về vấn đề này và những thắc mắc liên quan đến trứng ngỗng.
30/07/2022 | Góc tư vấn: Bà bầu ăn ngô có tốt không và những lưu ý quan trọng 12/07/2022 | Bà bầu ăn dứa được không và cần lưu ý điều gì? 06/07/2022 | Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cà tím được không?
1. Bảng dưỡng chất có trong trứng ngỗng
Trước khi tìm hiểu về bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt cho sức khỏe và thai nhi hay không mẹ cần biết thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram trứng ngỗng bao gồm một số dưỡng chất dưới đây:
-
13 gram Protein;
-
14,2 gam Lipid;
-
360 microgam vitamin A;
-
71 miligam canxi;
-
210 miligam phốt pho;
-
3,2 miligam sắt;
-
0,15 miligam vitamin B;
-
0,3 miligam vitamin B2;
Hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng ngỗng thường thấp hơn trứng gà. Cùng với đó, trứng ngỗng có chứa nhiều các chất như là Cholesterol và Lipid. Đây là hai loại chất không được tốt cho vấn đề tim mạch của mẹ bầu.
Nếu thường xuyên ăn trứng ngỗng, bà bầu có thể bị thừa cân, rối loạn Lipid trong máu, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,...
2. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Trứng ngỗng có chứa nhiều chất Protein hơn trứng gà, tầm khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu so sánh những loại dinh dưỡng khác, trứng ngỗng có phần “lép vế” hơn trứng gà nhất là về vitamin A.
Vitamin A trong trứng ngỗng chỉ chiếm một nửa khi so sánh với trứng gà. Ngoài ra, cholesterol và lipid cao, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của mẹ bầu. cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Xét tổng quan về dinh dưỡng, trứng ngỗng không hẳn là tốt như nhiều bà bầu vẫn nghĩ. Thậm chí khi đặt lên bàn cân so sánh giữa trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng thường khó ăn và ít dinh dưỡng hơn nhiều.
Ngoài ra, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp cho sự phát triển của thai nhi thông minh, khỏe mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng khuyên rằng để thai nhi phát triển tốt trong bụng mẹ, bạn cần tăng cường những thực phẩm giàu các chất gồm có DHA, cholin, axit folic, axit béo,…
Bà bầu có thể ăn khi chọn được trứng tươi và được chế biến sạch sẽ, kỹ lưỡng
Tần suất ăn không nên quá thường xuyên, mẹ có thể ăn khi qua tam cá nguyệt tháng 2 (tức là 3 tháng giữa thai kỳ).
3. Một số tác dụng của trứng ngỗng đối với bà bầu
Dưới đây là những tác dụng tích cực tiêu biểu khi bà bầu ăn trứng ngỗng:
Tăng cường trí nhớ cho mẹ bầu
Trong những tháng của thai kỳ, bà bầu thường có sự khó chịu ở thể chất hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài, môi trường xung quanh nên có thể bạn thường dễ nóng giận và trí nhớ bị suy giảm. Việc bà bầu ăn trứng ngỗng vào buổi sáng bằng cách luộc trứng ngỗng hoặc hấp chín sẽ giúp bạn cải thiện được trí nhớ đáng kể sau 5 ngày.
Những ngày thời tiết có dấu hiệu thay đổi thất thường, mẹ bầu thường dễ bị cảm lạnh và cơ thể không được thoải mái. Chính vì vậy, có thể giúp thai phụ đề phòng cảm lạnh bằng cách cho bà bầu ăn trứng ngỗng. Cách này giúp cho mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng trong hoạt động hàng ngày và giúp bảo vệ cơ thể tránh xa nguy cơ cảm lạnh.
Trong trứng ngỗng có chứa một số thành phần vitamin và khoáng chất dinh dưỡng khá tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp bổ máu
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng sắt. Thành phần sắt là nguyên tố quan trọng khi bà bầu ăn trứng ngỗng, vì nó giúp cho mẹ bầu được bổ sung lượng máu cần thiết để phòng ngừa hội chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Hỗ trợ làm đẹp da cho thai phụ
Cũng tương tự như trứng gà, mẹ bầu có thể tận dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ để dưỡng da. Trong trứng ngỗng có chứa thành phần albumin giúp cho da tăng độ đàn hồi, hỗ trợ trị một số vấn đề kém sắc cho da như là mụn, sạm nám.
4. Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu ăn trứng ngỗng cụ thể dưới đây:
-
Trứng ngỗng có chứa nhiều hàm lượng Lipid và Cholesterol. Đây là những chất không được tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Vì có thể dẫn đến tình trạng như là thừa cân béo phì, mắc vấn đề về tìm mạch, gan nhiễm máu, huyết áp cao, tiểu đường khi bà bầu ăn trứng ngỗng quá nhiều.
-
Thai phụ không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần/tuần. Mẹ cần lưu ý nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng khác để tốt cho hai mẹ con, không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cố định.
-
Ngoài ra, trứng ngỗng thông thường người ta nuôi để lấy thịt nên khó kiếm hơn so với trứng gà hoặc trứng vịt. Vì vậy, mẹ cũng không cần phải tìm được loại chứng này bằng được. Bà bầu nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của mình theo mùa cùng trứng gà, trứng vịt thông thường.
-
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề ăn chín, uống sôi. Do vậy, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, hấp, kho vì nếu trứng ngỗng chưa chín kỹ khi bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào cơ thể không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
5. Địa chỉ thăm khám sức khỏe sinh sản cho bà bầu - MEDLATEC
Việc bà bầu ăn trứng ngỗng vừa có những lợi ích giúp cho phụ nữ mang thai tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, cung cấp vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, việc ăn với tần suất dày đặc cũng không quá tốt vì tiềm ẩn nhiều bệnh lý có thể mắc phải.
Ngoài ra, việc kiểm tra định kỳ khi mang thai là điều quan trọng vì giúp cho mẹ bầu biết được tình hình sức khỏe của hai mẹ con
Trong đó, Chuyên khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không ngừng được chú trọng, đầu tư cả về nguồn lực và cơ sở vật chất. Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại xứng đáng là địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong nhiều năm qua.
Bài viết trên đây của MEDLATEC hy vọng đã giúp cho chị em hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt hay không. Mẹ bầu nên đa dạng hóa thực phẩm dinh dưỡng để giúp thai nhi bổ sung nhiều dưỡng chất tốt trong quá trình mang thai. Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ qua hotline: 1900 56 56 56.