Khi não bộ bị tổn thương, chức năng của các cơ quan suy giảm nghiêm trọng, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Một trong những tổn thương nguy hiểm nhất chính là tình trạng tụ máu não. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên điều trị theo phương pháp nào, liệu tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không?
24/12/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não an toàn 23/12/2021 | Quy trình khám chấn thương sọ não gồm những gì? 16/12/2021 | Các triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ và phương pháp chẩn đoán 11/11/2021 | Cải thiện sức khỏe của bộ não nhờ các thực phẩm bổ não quen thuộc
1. Tìm hiểu chung về tình trạng tụ máu não
Chấn thương vùng đầu là vấn đề khá nguy hiểm, đây có thể là nguyên nhân khiến mạch máu trong khu vực này bị tổn thương, vỡ và máu tụ lại ở một chỗ. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi là tụ máu não. Trên thực tế, sau khi vỡ thành mạch, máu có thể tụ ở nhiều vị trí khác nhau trong não bộ, ví dụ như động mạch, mao mạch hoặc có thể ở tính mạch. Nhìn chung, mọi người không nên chủ quan sau khi chấn thương vùng đầu dù với mức độ nhẹ. Tốt nhất, chúng ta nên đi kiểm tra để sớm phát hiện tình trạng máu tụ.
Tình trạng tụ máu não có nhiều cấp độ khác nhau
Tìm hiểu về bệnh tụ máu não, chúng ta sẽ biết hai dạng bệnh thường gặp hiện nay là: tụ máu ở dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng của nội sọ. Dù hiện tượng tụ máu não ở xảy ở đâu với mức độ nào đi chăng nữa, việc điều trị vẫn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng.
Không thể phủ nhận rằng tụ máu não là vấn đề hết sức nghiêm trọng, chính vì thế nhiều người thắc mắc bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không?
2. Những di chứng xấu do tụ máu não gây ra
Bất cứ bệnh lý nào xảy ra ở não bộ cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới khả năng vận động, suy nghĩ và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, tình trạng tụ máu não cũng không là ngoại lệ. Như đã phân tích ở trên, nếu hiện tượng tụ máu não không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Các bác sĩ cho biết, máu não tụ ở não thất là tình trạng nguy hiểm, đáng lo ngại nhất. Chúng ảnh hưởng tới khả năng điều khiển của não bộ, mọi vận động, suy nghĩ của người bệnh đều bị hạn chế. Thậm chí, nếu không điều trị theo phác đồ phù hợp, bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực và để lại những hậu quả khó lường.
Chúng ta không nên chủ quan với bất cứ chấn thương vùng đầu nào
Bên cạnh đó, khi máu tràn vào não thất, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đột quỵ mạch máu não, đa số những bệnh nhân này đều phải sống cả đời với những biến chứng xấu. Nhiều người không thể qua khỏi vì tác động của đột quỵ mạch máu não quá nặng nề.
3. Các phương pháp điều trị tụ máu não
Trước khi giải đáp thắc mắc: tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không, chúng ta cần nắm được những phương pháp điều trị bệnh này. Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật là hai cách trị tụ máu não được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy vào mức độ tổn thương và vị trí máu tụ ở não bộ, các bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Ba cấp độ tụ máu não thường gặp đó là cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Cụ thể, tình trạng máu não tụ cấp tính xảy ra khi các triệu chứng xuất hiện sau khi bạn gặp chấn thương vùng đầu. Nếu triệu chứng xuất hiện trong một vài ngày tiếp theo thì khả năng cao bệnh nhân bị máu não tụ cấp tính. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng máu não tụ cấp độ mãn tính với các triệu chứng hình thành sau một vài tháng.
Dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp
Đối với bệnh nhân tụ máu não cấp tính, cách điều trị bằng thuốc thường được ưu tiên để kiểm soát sức khỏe, loại bỏ máu tụ. Nếu được chữa tụ máu não bằng thuốc, chúng ta nên tuân thủ theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ thay vì tự ý sử dụng dược phẩm. Việc sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, giảm chất lượng điều trị bệnh.
Vậy bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không? Trên thực tế, chỉ khi khu vực máu não tụ quá lớn thì bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Ca phẫu thuật loại bỏ máu tụ ở não khá phức tạp nên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng về khả năng vận động và ngôn ngữ, phương pháp vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ tin dùng. Thông thường, vật lý trị liệu sẽ được kết hợp song song với điều trị bằng thuốc hoặc sau khi bệnh nhân phẫu thuật thành công.
Nếu không điều trị, tình trạng tụ máu não sẽ để lại nhiều di chứng
4. Giải đáp thắc mắc: bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không?
Như đã phân tích ở trên, bệnh nhân tụ máu não không bắt buộc phải phẫu thuật, phương pháp này thường áp dụng đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, khu vực có máu tụ rộng,… Với sự phát triển của công nghệ và y học, ngày nay phẫu thuật loại bỏ tụ máu não thường sử dụng kỹ thuật nội soi, nhờ vậy việc xác định vị trí có máu tụ, cầm máu và loại bỏ máu tụ ra ngoài diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Bên cạnh kỹ thuật mổ nội soi, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật dẫn hoặc mở một phần hộp sọ để loại bỏ máu tụ.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không thì câu trả lời là có. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có máu tụ ở não thùy chẩm, thùy đỉnh, thùy trán, não thất và tiểu não phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, tránh những diễn biến xấu của bệnh.
Để ca phẫu thuật diễn ra thành công, người thân nên chủ động hỏi bác sĩ về những điều cần chuẩn bị, cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau khi đã hoàn thành phẫu thuật, bệnh nhân cũng mất một thời khoảng thời gian để bình phục, sự chăm sóc chu đáo của người thân trong gia đình sẽ là động lực giúp họ mau khỏe mạnh.
Bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không?
Hy vọng rằng qua bài viết trên mọi người đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc: bệnh nhân tụ máu não cần phải phẫu thuật hay không? Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, mọi người có thể an tâm hơn phần nào trong quá trình điều trị, loại bỏ máu tụ.