Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo từng mức độ bệnh và các yếu tố liên quan. Phẫu thuật là phương án cuối cùng mà bác sĩ sẽ lựa chọn khi không còn giải pháp khác khả quan hơn. Đối với những trường hợp này, vấn đề chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm luôn được người bệnh quan tâm để có sự chuẩn bị một cách chủ động.
18/11/2022 | Hỏi đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? 04/07/2022 | Kiên trì tập Yoga thoát vị đĩa đệm cũng phải chào thua 20/04/2022 | Top 6 bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
1. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm - khi nào nên thực hiện?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng dịch chuyển đĩa đệm nằm giữa các đốt sống ra khỏi đốt sống gây ra cơn đau thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra với mọi đốt sống nhưng phổ biến nhất là các đốt ở thắt lưng (vì thế còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng).
Các vị trí đốt sống thường bị thoát vị đĩa đệm
1.2. Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Không phải mọi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều cần phẫu thuật. Các trường hợp thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống mới cần tìm hiểu về chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, phương pháp phẫu thuật thường chỉ định cho các trường hợp:
- Tiểu tiện không tự chủ, mất cảm giác ở hai bên chân.
- Không đáp ứng với điều trị nội khoa.
- Bị bại liệt hoặc mắc chứng chùm đuôi ngựa do thoát vị đĩa đệm.
- Thoát vị đĩa đệm kéo dài làm rách bao xơ, các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng.
- Chèn ép dây thần kinh lâu ngày sinh ra các cơn đau nhức dữ dội, di chuyển khó khăn.
2. Chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu?
2.1. Các khoản chi phí cơ bản có trong một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Thông thường, chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ bao gồm các hạng mục sau:
- Thăm khám và chụp chiếu để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm: gồm thăm khám ban đầu và các chẩn đoán hình ảnh theo từng trường hợp chỉ định của bác sĩ như: chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT-Scanner,...
- Phẫu thuật: hiện có hai phương pháp phẫu thuật chính đang được áp dụng là mổ hở và mổ nội soi. Mức chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm của hai phương pháp này có sự chênh lệch tương đối lớn.
- Viện phí: thời gian nằm viện của mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật và khả năng hồi phục của họ. Do đó, viện phí của mỗi bệnh nhân cũng không giống nhau. Nếu mổ nội soi thì thường nằm lại viện khoảng 2 - 3 ngày; mổ mở thì cần nằm viện khoảng 5 - 7 ngày.
Phương pháp mổ là yếu tố tác động nhiều nhất đến chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- Một số yếu tố khác: thuốc, vật lý trị liệu, dịch vụ tại cơ sở y tế tiến hành phẫu thuật,... là những yếu tố đi kèm và tác động làm cho chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm của các bệnh nhân có sự chênh lệch.
2.2. Tổng chi phí một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu?
Trong các hạng mục nêu trên thì chi phí phẫu thuật ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí của một ca mổ thoát vị đĩa đệm. Thực tế đã cho thấy rằng, tùy vào tình trạng bệnh và phương pháp mổ mà chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm của các bệnh nhân sẽ khác nhau.
- Phương pháp mổ:
+ Nếu mổ mở: mức chi phí thường thấp nhất (khoảng hơn 20 triệu đồng).
+ Nếu mổ nội soi: chi phí cao hơn so với mổ mở vì tính chất ca mổ hiện đại hơn, thời gian xuất viện và hồi phục cũng nhanh hơn (khoảng từ 30 triệu đồng trở lên).
+ Nếu mổ bằng robot: là hình thức hiện đại nhất vì áp dụng công nghệ điều trị tiến bộ nên chi phí phẫu thuật cũng cao hơn hai phương pháp trên rất nhiều (từ 80 triệu đồng).
- Tình trạng của bệnh nhân
+ Nếu chỉ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đơn thuần không kèm theo hẹp ống sống thì chỉ cần mổ lấy nhân thoát vị: chi phí khoảng 15 - 20 triệu đồng.
+ Nếu thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và ở nhiều vị trí hay có kèm theo hẹp ống sống thì cần lấy nhân thoát vị kết hợp mở cung sau và giải áp ống sống để đặt nẹp cố định cột sống: chi phí thường trên 30 triệu đồng.
Ngoài ra, tổng chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng phụ thuộc vào một số phụ phí như: vật tư ca mổ, gây mê, thuốc cần dùng sau ca mổ, dịch vụ tự chọn,... Vì thế thậm chí có những ca mổ chi phí lên tới cả trên 100 triệu đồng.
Tùy vào đúng tuyến hay trái tuyến mà bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khác nhau
Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có được BHYT chi trả nhưng tùy từng trường hợp đúng tuyến hay trái tuyến mà mức hỗ trợ sẽ khác nhau. Phẫu thuật ở các cơ sở y tế tư nhân còn áp dụng thêm mục bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ chi phí cho người bệnh nên bệnh nhân cũng cần nhờ nhân viên bảo hiểm tư vấn thêm về khoản này.
2.3. Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần lưu ý
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường khoảng 2 - 3 ngày người bệnh sẽ được xuất viện để chăm sóc tại nhà. Muốn tránh được những ảnh hưởng xấu tới vết mổ và đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, trong vòng 4 tuần sau phẫu thuật, người bệnh nên chú ý:
- Không nên ngồi quá lâu.
- Tránh cúi người, nâng tạ, vận động mạnh, lái xe.
- Trao đổi với bác sĩ về bài tập hỗ trợ hoặc vật lý trị liệu giúp hồi phục sau phẫu thuật để thực hiện cho đúng.
Phương án phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng dành cho những trường hợp đã điều trị bằng phương pháp khác nhưng không đáp ứng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm như mổ hở, mổ nội soi, mổ vi phẫu qua ống nong,... Bác sĩ sẽ căn cứ trên tình trạng bệnh, sức khỏe của từng bệnh nhân để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Mọi ca phẫu thuật đều tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, nên ngoài việc tìm hiểu về chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu tâm về địa chỉ tiến hành phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu.
Có rất nhiều yếu tố tác động và liên quan đến chi phí cho một ca phẫu thuật. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế mà mình chọn phẫu thuật để có được thông tin cụ thể về chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.