Giải đáp thắc mắc: Chỉ số bpm là gì? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: Chỉ số bpm là gì?

Khi thăm khám sức khỏe, bạn sẽ được đo chỉ số bpm. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều chưa hiểu rõ về chỉ số này và ý nghĩa của nó đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chỉ số bpm là gì?


30/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm BNP trong bệnh lý tim mạch
08/05/2020 | Ý nghĩa của Homocysteine trong các bệnh lý về tim mạch
21/04/2020 | 9 triệu chứng bệnh tim mạch bạn không nên bỏ qua
16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với bệnh nhân tim mạch

1. Bpm là gì?

Chỉ số bpm được sử dụng trong điện tim. Đây là viết tắt của từ tiếng Anh “beats per minute”. Nó được hiểu là số nhịp tim của bạn trong một phút. Chẳng hạn, nếu kết quả điện tim là 70 bpm nghĩa là tim của bạn đang đập 70 nhịp trong một phút. Đối với những trường hợp bị rối loạn nhịp tim thì, chỉ số này chính là giá trị trung bình trong suốt những lần mà người bệnh được kiểm tra chỉ số nhịp đập của tim. 

Bmp là chỉ số nhịp tim của bạn trong một phút
Bmp là chỉ số nhịp tim của bạn trong một phút

Đối với những người khỏe mạnh, chỉ số bmp có thể trong khoảng 60 đến 90 bmp. Ở những tình huống khác, chỉ số này có thể thay đổi. Chẳng hạn như khi vận động mạnh, hay quá hồi hồi, nhịp tim sẽ có thể tăng lên đến 100 bmp, thậm chí một số trường hợp khác có thể tăng lên đến 150 - 200 bpm.

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực

Bên cạnh đó, những trường hợp sử dụng chất kích thích hoặc một số loại thuốc thì chỉ số bpm cũng sẽ tăng cao. Điều này thông báo rằng, tim của bạn đang hoạt động quá sức. 

Nhịp tim tăng cao không phải là một tín hiệu có lợi, thậm chí nó chính là một vấn đề sức khỏe mà bạn không nên chủ quan. Vì khi nhịp tim tăng lên, thời gian đổ đầy tâm trương bị rút ngắn, điều này khiến cho tâm thất của tim không được nhận đủ máu và vì thế nó không thể bơm đủ máu đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Trường hợp nhịp tim tăng cao trong suốt một thời gian dài sẽ khiến cho gánh nặng của tim ngày càng lớn và nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ suy tim. 

2. Phân biệt bpm và huyết áp

Bmp và huyết áp là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau, nhưng hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Bạn có thể hiểu đơn giản như sau: 

Huyết áp có tên gọi tiếng Anh là blood pressure. Đây chính là  chỉ số cho biết áp lực của máu đang tác động lên thành mạch trong một chu chuyển tim. Một giá trị huyết áp sẽ được hình thành từ 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó: 

Huyết áp tâm thu: Là giá trị áp lực khi buồng tim co bóp bơm máu vào đại tuần hoàn.

Huyết áp tâm trương: Là giá trị áp lực khi buồng tim giãn ra

Chẳng hạn, kết quả đo huyết áp của bạn là 110/70 mmHg. Bạn có thể hiểu là huyết áp tâm thu là 110mmHg và huyết áp tâm trương là 70 mmHg. Khi được đo huyết áp, bạn cần hiểu về những chỉ số này. Một người có chỉ số huyết áp bình thường sẽ ở mức 120/80 mmHg. Trong trường hợp huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg, người bệnh được cho là có triệu chứng tăng huyết áp. 

Khác với chỉ số đo huyết áp, chỉ số bpm được sử dụng trong điện tim, được hiểu là số nhịp tim của bạn trong một phút. Người khỏe mạnh có chỉ số bmp dao động khoảng 60 đến 90 bmp. 

Tim đập quá nhanh có thể khiến người bệnh ngất
Tim đập quá nhanh có thể khiến người bệnh ngất

Như vậy, bạn có thể hiểu rằng chỉ số huyết áp và chỉ số bpm là hai chỉ số hoàn toàn độc lập và vì thế không thể thay thế chúng cho nhau, đặc biệt đối với những người bị chứng huyết áp thất thường hoặc bị rối loạn nhịp tim. Chẳng hạn như, khi huyết áp của bạn giảm thấp thì nhịp tim vẫn có thể ở mức bình thường. 

3. Khi nào cần thực hiện đo chỉ số bpm?

Chỉ số đo bmp có thể được đo trong những lần thăm khám sức khỏe định kỳ nhưng cũng có thể phải kiểm tra trong những trường hợp bắt buộc và cần thiết. Cụ thể, nếu có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám tim mạch kịp thời: 

Cảm thấy tim đập nhanh hoặc chậm, luôn cảm thấy hồi hộp, có tình trạng đánh trống ngực, bị chóng mặt, một số trường hợp nặng có thể choáng ngất.

Tim bị loạn nhịp, kèm theo đó là tình trạng khó thở và đau tức vùng ngực, cánh tay, cổ hay lưng. 

Nhịp tim của bạn chuẩn nhưng khi bạn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó, nó bỗng bị loạn nhịp đột ngột. 

Những trường hợp mắc rối loạn nhịp tim có thể kèm theo một số triệu chứng như sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức bền, kèm theo đau đầu và có hiện tượng vã mồ hôi.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi chỉ số Bpm là gì và những vấn đề sức khỏe liên quan đến chỉ số này. Bạn cần hiểu rằng, tim mạch là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi cơ quan này có những bất thường có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhưng những dấu hiệu quả nó lại khá mơ hồ và đôi khi chỉ thoáng qua. 

Nên đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn
Nên đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn

Chuyên gia khuyên bạn nên đi thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ và nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sớm để được khám và chẩn đoán bệnh cũng như điều trị bệnh kịp thời. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những trung tâm y tế uy tín, chất lượng cao để đảm bảo kết quả tốt nhất. 

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng như phát hiện sớm những triệu chứng của một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bạn có thể lựa chọn gói khám chuyên về tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Không chỉ giúp bạn chẩn đoán chính xác những vấn đề về sức khỏe tim mạch đang gặp phải với sự hỗ trợ của phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, tân tiến, các bác sĩ còn đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của MEDLATEC. 

Một ưu điểm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là triển khai chương trình bảo lãnh viện phí dành cho những đối tượng khách hàng có sử dụng bảo hiểm của các hãng bảo hiểm y tế phổ biến trong nước, vì thế, khách hàng có cơ hội được thăm khám và điều trị bệnh với một mức chi phí tiết kiệm, hợp lý nhất. 

Mọi thông tin, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp