Đứt dây chằng khớp gối có đáng lo ngại không? Phương pháp điều trị ra sao? | Medlatec

Đứt dây chằng khớp gối có đáng lo ngại không? Phương pháp điều trị ra sao?

Đứt dây chằng khớp gối rất dễ xảy ra trong quá trình lao động nặng và chơi thể thao. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, có nguy cơ làm giảm khả năng vận động của người bệnh hay không và phương pháp điều trị ra sao?


06/02/2022 | Những thông tin về chấn thương dây chằng đầu gối mà bạn nên biết!
15/10/2021 | Chấn thương dây chằng đầu gối: phân loại và cách điều trị
14/04/2021 | 6 dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau điển hình nhất

1. Đứt dây chằng khớp gối gây ra những triệu chứng như thế nào?

Khớp gối được kết nối bằng 4 dây chằng. Nhiệm vụ của những dây chằng này chính là giữ xương và kiểm soát từng cử động của khớp. Hơn nữa, dây chằng còn có vai trò giữ đúng khoảng cách mà xương chày của chúng ta trượt về phía trước. Cũng chính vì thế mà, đôi chân có thể di chuyển một cách thuận tiện và an toàn. 

Đứt dây chằng khớp gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối

Đứt dây chằng khớp gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối

Hiện tượng dây chằng khớp gối bị tổn thương được gọi là đứt dây chằng khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là do chơi các môn thể thao hoặc gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động. 

Hiện tượng đứt dây chằng được phân loại như sau: 

  • Đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước chính là phần dây chằng hay bị tổn thương nhất vì nó nằm ở trung tâm đầu gối và kết nối xương ống chân với xương đùi, đặc biệt có vai trò điều  khiển chuyển động. 

  •  Đứt dây chằng chéo sau

Phần dây chằng chéo sau là phần liên kết xương đùi với xương ống chân và ít khi bị tổn thương. Đứt dây chằng chéo sau là tình trạng khá hiếm gặp, nguyên nhân phổ biến là do tai nạn giao thông. 

  •  Đứt dây chằng bên ngoài

Dây chằng bên ngoài có vai trò giúp ổn định hoạt động của phần mặt ngoài của đầu gối bằng cách kết nối xương mác với xương đùi. 

  •  Đứt dây chằng bên trong

Dây chằng chéo bên trong bị đứt thường là do tình trạng căng cơ hoặc chèn ép quá mức. Loại dây chằng này kéo từ đầu dưới xương đùi xuống đến phía trong đầu trên của xương chày. 

Khi bị đứt dây chằng khớp gối, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: 

- Đau dọc theo phần dây chằng của khớp gối.

- Đi lại khó khăn, một số trường hợp bị lỏng lẻo ở khớp gối. 

- Sưng tấy sau khoảng 24 giờ kể từ khi xảy ra chấn thương. 

- Người bệnh không thể gập đầu gối hoặc uốn cong đầu gối. 

2. Những nguyên nhân dẫn đến đứt dây chằng khớp gối

Nếu chỉ thực hiện những hoạt động sinh hoạt bình thường trong cuộc sống thường ngày thì rất hiếm khi xảy ra hiện tượng đứt dây chằng. Tuy nhiên, nếu bạn tạo áp lực lên lên khớp đầu gối thì sẽ có nguy cơ gây tổn thương dây chằng. Cụ thể, đứt dây chằng ở khớp gối là do những nguyên nhân dưới đây: 

  • Tăng tốc độ cũng như thay đổi hướng quá đột ngột. 

  • Dừng đột ngột khi đang chạy. 

  • Rơi nhanh trong một cú nhảy. 

  • Tác động mạnh vào đầu gối trong một pha tranh bóng hoặc do va chạm

Đứt dây chằng đầu gối do chơi thể thao

Đứt dây chằng đầu gối do chơi thể thao

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đứt dây chằng như:

  • Nam giới có nguy cơ bị đứt dây chằng khớp gối cao hơn nữ giới. 

  • Vận động viên hoặc người thường xuyên chơi các môn thể thao có tính đối kháng như bóng rổ, bóng đá, thể dục dụng cụ,…

  • Hoạt động, vận động không khoa học. 

  • Tham gia các môn thể thao nhưng không chú ý đến các thiết bị bảo hộ. 

  • Mang giày dép không phù hợp với kích thước chân. 

3. Đứt dây chằng khớp gối có nguy hiểm không?

Khi bị đứt dây chằng ở khớp đầu gối, điều dễ dàng nhận thấy đó là ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, người bệnh rất khó khăn khi di chuyển và sinh hoạt. Không những vậy, đây là một chấn thương có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Cụ thể như sau: 

- Tăng nguy cơ viêm khớp gối: Những trường hợp bị đứt dây chằng đầu gối, kể cả khi đã được tiến hành phẫu thuật tái tạo lại dây chằng vẫn có nguy cơ cao bị viêm xương khớp đầu gối. 

- Teo cơ đùi: Khi bị đứt dây chằng, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm hoặc phương pháp điều trị không phù hợp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với sự khó khăn khi chuyển động và có thể làm teo cơ đùi. 

- Đi khập khiễng thành tật: Khi bị đứt dây chằng, có thể dẫn đến mâm chày bị xô lệch và người bệnh sẽ thường bị đau và phải đi khập khiễng. 

- Gây rách sụn chêm khiến người bệnh khó đi lại.

- Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, giảm khả năng vận động trong tương lai. 

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng khớp gối

  • Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp sau đây: 

+ Kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp gối. 

+Chụp X-quang để loại trừ tình trạng gãy xương. 

+Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện rõ nhất tình trạng tổn thương của dây chằng. 

Tập vật lý trị liệu để nhanh chóng hồi phục khả năng vận độngTập vật lý trị liệu để nhanh chóng hồi phục khả năng vận động

  • Phương pháp điều trị

Tùy vào mức độ tổn thương của từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. 

+ Sơ cứu bằng cách chườm đá lên vùng bị đau, kê cao chân và hạn chế vận động. Chống nạng để tránh gây áp lực cho phần đầu gối. 

+ Điều trị bằng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ. 

+ Nẹp gối.

+Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập theo sự hướng dẫn của các chuyên gia để tăng cường cơ xung quanh đầu gối, để có hồi phục khả năng vận động như ban đầu.

+ Phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi để nối dây chằng hoặc cũng có thể thay thế bằng dây chằng nhân tạo. 

Khởi động trước khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ đứt dây chằng

Khởi động trước khi chơi thể thao để hạn chế nguy cơ đứt dây chằng

Nếu thực hiện kết hợp các phương pháp điều trị, bệnh nhân có thể quay lại chơi các môn thể thao trong vòng 12 tháng. 

Để phòng ngừa đứt dây chằng đầu gối, bạn nên khởi động trước khi chơi thể thao, hạn chế ngồi nhiều, xây dựng chế độ ăn có đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Nếu muốn tìm hiểu thêm các vấn đề về tình trạng đứt dây chằng khớp gối hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, kiểm tra các vấn đề xương khớp, mời quý khách hàng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp