Tình trạng đau thần kinh tọa không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Đặc biệt, đau thần kinh tọa khi mang thai còn khiến cho mẹ bầu gặp nhiều trở ngại và chịu đựng những cơn đau rất khó chịu. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh lý này? Để hiểu rõ hơn về những triệu chứng cũng như phương hướng chữa trị bệnh, bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin của bài viết.
28/03/2022 | Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm đau? 23/03/2022 | 5 bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa giúp cải thiện cơn đau hiệu quả 28/02/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bệnh đau thần kinh tọa là gì và cách phòng ngừa bệnh ra sao? 29/07/2021 | Đau thần kinh tọa nên nằm nệm gì để có giấc ngủ ngon
1. Sơ lược về bệnh đau thần kinh tọa
Trong y khoa, tình trạng đau thần kinh tọa được mô tả là hiện tượng cơn đau xuất hiện và phát triển theo hướng đi của dây thần kinh tọa. Chẳng hạn như cơn đau lan tỏa từ mông xuống dưới bàn chân hoặc từ vùng lưng tỏa sang hông. Theo bác sĩ, bệnh lý này thường chỉ tác động và ảnh hưởng một bên cơ thể của người bệnh. Ngoài ra, những bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng phía dưới thường dễ dẫn đến đau thần kinh tọa.
Tổng quan về tình trạng đau thần kinh tọa
Hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai thường được nhận biết với những triệu chứng như đau, tê ở vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa xuống vùng mông và phát triển theo hướng đi xuống mặt sau của chân. Tình trạng này thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Điều này được lý giải vì trong tam cá nguyệt thứ ba, cân nặng và kích thước của cả mẹ và thai nhi ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, triệu chứng này vẫn có thể kéo dài đến sau khi mẹ bầu đã sinh em bé và dây thần kinh cũng không còn chịu áp lực đè ép do thai nhi.
2. Nguyên nhân
Tình trạng đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai mà những người đang trong độ tuổi lao động (bao gồm cả nam và nữ) cũng có thể mắc phải. Vậy hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai xuất phát từ nguyên căn nào?
-
Trọng lượng cơ thể tăng cao: khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng cao và nhanh, đồng thời tình trạng cơ thể bị giữ nước cũng gây ra nhiều áp lực tác động lên các dây thần kinh tọa vùng xương chậu.
-
Khi mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ ngày càng mở rộng, điều này cũng khiến các dây thần kinh tọa nằm ở vùng dưới cột sống bị đè ép và dễ gây ra những cơn đau rất khó chịu.
-
Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, vùng bụng và ngực của mẹ bầu sẽ phát triển và to lên rất nhanh. Trọng tâm cơ thể cũng có sự thay đổi và chủ yếu tập trung về phía trước, khiến cột sống trở nên cong hơn. Do đó, các cơ bắp ở vùng hông và chân phải liên kết thắt chặt với nhau để cân bằng cơ thể vì trọng lượng cơ thể phía trên ngày càng dồn về phía trước gây chèn ép các dây thần kinh.
Thai nhi xoay đầu gây chèn ép dây thần kinh tọa
-
Một số trường hợp mẹ bầu đau thần kinh tọa do các dây thần kinh tọa bị đầu của thai nhi đè trực tiếp lên. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở ba tháng cuối của thai kỳ vì đây là giai đoạn thai nhi dần xoay mình, chuyển đổi tư thế để chuẩn bị chào đời. Trong thời gian này, mẹ bầu có thể cảm nhận cảm giác đau rõ rệt ở một số vùng trên cơ thể như lưng, mông và chân.
-
Tình trạng đau thần kinh tọa xuất hiện ở phụ nữ mang thai còn liên quan đến một vài bệnh lý khác. Nếu mẹ bầu mắc phải một trong số những vấn đề này (béo phì, bệnh tiểu đường, viêm đĩa đệm, tổn thương cột sống,v.v..) thì nguy cơ cao sẽ bị đau thần kinh tọa hoặc mức độ đau của bệnh sẽ nhiều hơn so với những mẹ bầu khỏe mạnh khác.
3. Giải pháp điều trị
Sự xuất hiện của thai nhi đã khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, đặc biệt những cơn đau ở thần kinh tọa càng gây ra nhiều trở ngại và cảm giác khó chịu. Do đó, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu càng nên chú trọng đến vấn đề sức khỏe của mình để đảm bảo cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để giảm bớt triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai? Một vài giải pháp sau đây có thể giúp mẹ bầu làm thuyên giảm và hỗ trợ điều trị bệnh lý này:
-
Sử dụng khăn ngâm nước ấm và chườm lên vị trí mẹ bầu cảm thấy đau.
-
Mẹ bầu cần chú ý đến cân nặng của mình, việc tăng hoặc giảm cân quá mức đều không tốt cho sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi. Đặc biệt, không để cơ thể tăng cân quá nhanh vì dễ gây chèn ép dây thần kinh, cột sống và làm gia tăng các triệu chứng của tình trạng đau thần kinh tọa.
-
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không nên suy nghĩ nhiều hoặc lo lắng. Khi nằm nghỉ nên lựa tư thế nằm mang lại cảm giác thoải mái nhất cho mẹ bầu.
-
Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như bơi lội cũng là một bộ môn thể thao giúp thuyên giảm cảm giác khó chịu do tình trạng đau thần kinh hông gây ra.
Lựa chọn tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu
-
Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang một bên nhằm giảm bớt áp lực của vùng bụng xuống vùng cột sống lưng. Ngoài ra, bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu sử dụng gối ôm đặt giữa hai đầu gối nhằm tạo tư thế giữ cho xương chậu được thẳng cũng như giảm bớt sự chèn ép cho các dây thần kinh vùng hông.
-
Đối với những trường hợp cơn đau thần kinh tọa quá nặng, mẹ bầu bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.
4. Gợi ý địa chỉ thăm khám
Ngoài việc thắc mắc về những vấn đề xoay quanh tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai, nhiều độc giả còn muốn tìm hiểu thêm về địa điểm thăm khám chất lượng, uy tín tại Hà Nội. Ngày nay, phần lớn các bệnh viện đều đặt tiêu chí sức khỏe bệnh nhân lên hàng đầu nên có rất nhiều cơ sở y tế chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một vài phòng khám lợi dụng lòng tin của bệnh nhân để chuộc lợi. Do đó, trước khi đi thăm khám hoặc lựa chọn một bệnh viện nào đó để điều trị, các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng.
Tại Hà Nội, Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC được đánh giá là một trong số những cơ sở thăm khám tận tâm, chất lượng. Với hơn 26 năm hoạt động, bệnh viện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nhận được sự tin tưởng của mọi khách hàng.
Đội ngũ nhân viên của bệnh viện rất tận tâm
Ngoài việc chú trọng đến chất lượng đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên thì bệnh viện còn luôn chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc tiên tiến. Và khi gặp tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai, bạn có thể tới chuyên khoa Sản của bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ. Mọi thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.