Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản, nhưng có thể cho biết nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. Nếu bạn có nhu cầu thực hiện xét nghiệm này và đang băn khoăn về một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Thanh Hóa uy tín, hãy cùng tham khảo gợi ý trong bài viết dưới đây.
05/06/2023 | Xét nghiệm nước tiểu Hà Tĩnh ở đâu chính xác? 23/05/2023 | MEDLATEC Kiên Giang - Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu uy tín 22/05/2023 | Xét nghiệm nước tiểu Kiên Giang nên lựa chọn đơn vị nào? 11/05/2023 | Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Khánh Hòa an toàn - chính xác - nhanh chóng
1. Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện với mục đích gì?
Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm nước tiểu với mục đích như sau:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát của người bệnh, sàng lọc một số bệnh lý về gan thận, bệnh tiểu đường hoặc thực hiện trước khi phẫu thuật để đánh giá về tình trạng sức khỏe của người bệnh có đảm bảo cho cuộc phẫu thuật hay không,…
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau
- Để chẩn đoán bệnh: Khi bạn có những biểu hiện bất thường như đau bụng, đau lưng, tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu ít, đau buốt khi tiểu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi,… và nhiều biểu hiện bất thường khác về đường tiết niệu, kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và tìm ra nguyên nhân gây ra những dấu hiệu bất thường. Đây chính là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Theo dõi sức khỏe người bệnh: Xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện thường xuyên với những trường hợp mắc bệnh lý gan thận, hay các bệnh về đường tiết niệu khác,… Thông qua chỉ số xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể nắm rõ được tình trạng bệnh, sự tiến triển của bệnh, phương pháp điều trị có đang mang lại hiệu quả tốt nhất hay không,… Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ để cải thiện sức khỏe của người bệnh một cách tốt nhất.
2. Xét nghiệm nước tiểu thường được chỉ định với những đối tượng nào?
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm không xâm lấn và quy trình thực hiện cũng rất đơn giản nên phần lớn bệnh nhân đều không cảm thấy lo lắng khi thực hiện xét nghiệm này. Những đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm nước tiểu gồm:
- Các trường hợp khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Người bệnh xuất hiện những biểu hiện bất thường, biểu hiện nghi ngờ liên quan đến bệnh đường tiết niệu chẳng hạn như tình trạng tiểu rắt, đau khi tiểu, tiểu khó, trong nước tiểu có lẫn máu, đau lưng, đau bụng,…
- Người bệnh tiểu đường, bệnh thận, tình trạng tăng huyết áp hay một số bệnh lý khác cần được kiểm tra nước tiểu để theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị.
- Trước khi phẫu thuật, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là 2 loại xét nghiệm rất quan trọng và không thể thiếu để kiểm tra về sức khỏe của người bệnh có đủ điều kiện, đủ đảm bảo để cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn hay không.
- Mẹ bầu cũng là đối tượng nên kiểm tra nước tiểu thường xuyên để kiểm tra về bệnh đường tiết niệu và nguy cơ tiền sản giật.
- Đối tượng cần sàng lọc chất gây nghiện, có đang sử dụng chất kích thích hay không.
3. Những phương pháp xét nghiệm nước tiểu cơ bản
3.1. Soi dưới kính hiển vi
Vài giọt nước tiểu sẽ được nhỏ vào lam. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ quan sát chi tiết dưới kính hiển vi.
- Nếu có tế bào bạch cầu là dấu hiệu cơ thể đang xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
- Tế bào hồng cầu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc sự bất thường về hệ tuần hoàn.
- Nước tiểu có vi khuẩn, nấm men là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
- Mảng protein hình ống là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở cầu thận.
- Có nhiều tinh thể xuất hiện chính là dấu hiệu của sỏi thận.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Có nhiều phương pháp xét nghiệm nước tiểu
3.2. Sử dụng que thăm dò để phân tích
Que thăm dò được phủ hóa chất chuyên dụng, có thể tương tác với những thành phần trong nước tiểu và dựa vào sự chuyển đổi màu sắc trên que, các bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe của người bệnh.
3.3. Kiểm tra theo cảm quan bên ngoài
Màu sắc và mùi của nước tiểu cũng là yếu tố quan trọng. Thông qua đó, kỹ thuật viên có thể đánh giá về tình trạng nhiễm trùng và một số vấn đề khác.
2.4. Một số phương pháp khác
- Phương pháp cấy nước tiểu.
- Mẫu nước tiểu được chạy tự động bằng máy.
- Phương pháp xét nghiệm nước nước tiểu bán tự động.
- Xét nghiệm sinh học phân tử.
4. Một số điều cần lưu ý
Để quá trình xét nghiệm nhanh chóng và kết quả xét nghiệm nước tiểu được đảm bảo, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Lưu ý về việc ngừng thuốc trước khi xét nghiệm
- Mẫu nước tiểu để thực hiện xét nghiệm nên là nước tiểu giữa dòng khi đi tiểu lần đầu tiên vào sáng sớm.
- Cần lấy đủ lượng nước tiểu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh tay và vùng kín sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu.
- Không dùng các sản phẩm, dung dịch vệ sinh vùng kín để tránh gây ảnh hưởng đến độ pH trong nước tiểu.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngừng dùng một số loại thuốc để đảm bảo những thành phần trong thuốc không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Không nên uống nước ngọt, cà phê, chất kích thích, các thực phẩm có màu,…
- Không thực hiện lấy nước tiểu khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
5. Xét nghiệm nước tiểu Thanh Hóa ở đâu chính xác và nhanh chóng?
Bạn nên tham khảo thông tin để lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín. Hiện nay Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa – trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Thanh Hóa đáng tin cậy dành cho bạn.
MEDLATEC Thanh Hóa là địa chỉ xét nghiệm nước tiểu đáng tin cậy
MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Không chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm nước tiểu trực tiếp tại phòng khám, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp với nhu cầu của mình.
Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu và các loại xét nghiệm khác, quý khách hàng có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Hóa theo địa chỉ Số 12-14 Phạm Ngũ Lão, Phường Đông Sơn, Thành phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.