Bệnh thoái hóa được xem là những căn bệnh của tuổi già khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là tình trạng thoái hóa khớp gối. Vậy thì làm thế nào để phát hiện sớm bệnh cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối phù hợp mà hiệu quả tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
24/06/2021 | Bệnh nhân bị bệnh viêm khớp gối kiêng gì? 07/06/2021 | 6 bài tập cơ xương khớp giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai 04/06/2021 | Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi: nguyên nhân, cách phòng ngừa
1. Bệnh thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối là một trong 3 loại bệnh thoái hóa thường gặp nhất hiện nay (cùng với bệnh thoái hóa thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ). Vai trò của khớp gối giống như một đòn bẩy hỗ trợ việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và giúp việc cử động, di chuyển của chân một cách linh hoạt nhất. Chính vì mang quá nhiều nhiệm vụ cho nên vùng khớp gối rất dễ bị thương tổn dễ dẫn tới viêm nhiễm, quá trình lão hóa diễn ra sớm hơn bình thường.
Ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình thoái hóa, người bệnh thường không chú ý nhiều đến các triệu chứng khiến cho việc chữa trị gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng bệnh vẫn phát triển một cách âm thầm. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thoái hóa khớp gối là khi phần sụn khớp trong đầu gối đã bị bào mòn nhiều khiến chúng trở nên xù xì hoặc mỏng đi, độ đàn hồi bị giảm sút hay thậm chí đã mất tính đàn hồi khiến các phần xương cọ sát trực tiếp lên nhau,...
Các cơn đau từ thoái hóa khớp gối có thể chỉ xuất hiện chốc lát trong giai đoạn đầu thế nhưng đến giai đoạn phát triển thì người bệnh hầu như rất khó có thể vận động một cách bình thường. Cơn đau nhức, sưng tấy đầu gối sẽ còn tăng dần nếu không được kịp thời xử lý, đặc biệt sẽ gây khó chịu khi vận động.
Người bị thoái hóa khớp gối sẽ bị đau nhức hơn khi cố gắng vận động
Để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối phù hợp nhất với tình trạng bệnh tình thì việc đầu tiên phải xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, giai đoạn thoái hóa và các bệnh lý nền hiện có. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối chính là vấn đề tuổi tác, độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể khiến tình trạng thoái hóa xuất hiện sớm và nghiêm trọng hơn:
-
Không điều trị sớm và dứt điểm các bệnh lý về xương khớp: viêm thấp khớp, các chấn thương,...
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh gây ra bệnh béo phì, nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp rất cao, đặc biệt là cùng khớp gối phải nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể. Trường hợp nhưng mẹ bầu mang thai nhiều lần và không kiêng cữ cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối từ sớm.
-
Chủ quan không khám bệnh khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bệnh nghi ngờ là do viêm nhiễm xương khớp.
2. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối phổ biến nhất hiện nay
Việc xác định phương pháp nào phù hợp để điều trị bệnh thì việc chẩn đoán tình trạng bệnh là bước quan trọng nhất. Khi được các bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, hầu hết các trường hợp chẩn đoán bệnh đều được thực hiện bằng biện pháp chụp X-quang. Thông qua hình ảnh chụp X-quang đầu gối các bác sĩ sẽ biết được mức độ tiến triển của tình trạng thoái hóa và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
-
Có thể sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối và kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu có thể được áp dụng để chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm.
-
Phẫu thuật nội soi làm sạch: Khi đã thử nghiệm với phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) nhưng chưa có hiệu quả cao thì phương pháp nội soi làm sạch khớp sẽ được chỉ định thực hiện. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân bị thoái hóa giai đoạn sớm và mới phát triển (giai đoạn 1, 2, 3). Tuy nhiên, nếu người bệnh có bệnh lý nền như viêm đa khớp dạng thấp hay một số bệnh lý chống chỉ định thực hiện phẫu thuật thì giai đoạn 2 và 3 cũng không được phép thực hiện phẫu thuật nội soi làm sạch.
Nội soi làm sạch khớp gối là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa phổ biến
-
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 2 và 3 được khuyến cáo thực hiện nhiều hơn chính là phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn kết hợp với phương pháp ghép tế bào gốc tự thân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện đối với những đối tượng người bệnh trẻ tuổi với mức độ tổn thương sụn không quá lớn.
-
Phương pháp ghép tế bào sụn tự thân hoặc ghép xương sụn tự thân: 2 loại phương pháp này đều có thể mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, chi phí điều trị lại khá cao và vẫn có những rủi ro có thể khiến ca phẫu thuật bị thất bại và phải thực hiện lại. Ngoài ra, phương pháp ghép xương sụn tự thân còn gây tổn thương cho phần sụn được lấy ra để cấy ghép vào đầu gối.
-
Phương pháp đục xương sửa trục: đây là phương pháp được hiểu như việc thay đổi trọng tâm chịu lực từ phần khớp gối bị thoái hóa sang các phần khớp gối còn khỏe mạnh. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện khi tình trạng bệnh đang ở giai đoạn sớm, phần thoái hóa chưa lớn và xuất hiện một khoang. Phương pháp này được khuyến cáo thận trọng khi thực hiện bởi nguy cơ gặp phải tai biến như liệt dây thần kinh mác chung.
Phương pháp đục xương sửa trục có thể gây tai biến nặng
-
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3 hoặc 4 thực hiện thay khớp gối sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối chỉ nên thực hiện khi đã xem xét các phương pháp khác bởi chi phí thực hiện khá lớn mà hạn sử dụng của khớp gối nhân tạo lại không được lâu (chỉ khoảng 10 năm). Vậy nên, trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi thực hiện thay khớp gối có thể phải thay lại khớp gối nhiều lần.
Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bạn có thể liên hệ ngay với viện Đa khoa MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900565656.