Cốt sống cổ bao gồm 7 đốt sống kí hiệu từ C1 đến C7, trong đó từ đốt sống C2 trở xuống bắt đầu có đĩa đệm có hình dạng như những vòng sợi đệm giữa các đốt sống. Đĩa đệm này có vai trò phân tán trọng lực, tạo cử động linh hoạt cho cổ. Khi thoái hóa cột sống cổ xảy ra, đĩa đệm này bị bào mỏng hoặc chảy dịch làm giảm sự linh hoạt và gây đau nhức.
10/02/2022 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ 20/11/2021 | Các bài tập vận động cột sống cổ rất hiệu quả mà bạn nên biết 22/10/2021 | Điểm danh những biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
1. Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở đối tượng nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm cột sống bị khô do viêm, chảy dịch, mất nước khiến các xương khi vận động dễ cọ xát vào nhau. Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ cũng đồng thời xảy ra viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ, làm hẹp lỗ ra của các rễ thần kinh. Những vấn đề này đều gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội cho người bệnh nhất là khi phải cử động cổ.
Thoái hóa cột sống cổ do đĩa đệm bị khô, chảy dịch
Giống như các bệnh thoái hóa xương khớp khác, thoái hóa đốt sống cổ tiến triển âm thầm trong thời gian dài, ban đầu triệu chứng bệnh khá mờ nhạt nên không nhiều bệnh nhân phát triển, chú ý điều trị sớm. Khi bệnh đã tiến triển thành mạn tính sẽ gây đau nhức nghiêm trọng, hơn nữa biến chứng cũng khó xử lý.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến sự suy thoái các đốt sống vùng cổ, thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng những năm gần đây đang có xu hướng trẻ hóa. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:
-
Người trung niên, cao tuổi do quá trình thoái hóa sinh học tự nhiên xảy ra ở hệ thống xương khớp nói chung và cột sống cổ nói riêng.
-
Người làm công việc văn phòng trong nhiều năm, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài.
-
Người thường xuyên mang vác vật nặng, thực hiện các tư thế cúi đầu, ngẩng cao đầu trong thời gian dài.
-
Người có thói quen nằm ngủ gối cao đầu, co quắp hoặc tư thế đọc sách, học tập, xem điện thoại sai cách.
Thói quen nằm ngủ hoặc học tập sai có thể dẫn đến thoái hóa cột sống cổ sớm
-
Người bị chấn thương vùng cổ do tai nạn, thể thao hoặc hoạt động thường ngày khi xoay cổ đột ngột hoặc quá mức.
-
Người trong gia đình đã từng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, căn bệnh này được cho là có liên quan đến di truyền.
-
Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, nhất là thuốc lá.
Những đối tượng nguy cơ cao này cần chú ý hơn trong phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thay đổi tư thế học và làm việc tốt cho cột sống và tập luyện thể thao phù hợp.
2. Nhận biết dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
2.1. Cảm giác đau mỏi ở vùng cổ và gáy
Đây là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau ban đầu xuất hiện chủ yếu ở vùng cổ, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, sau có thể lan xuống vùng cánh tay do chèn ép vào dây thần kinh. Theo từng đợt bệnh khởi phát, đau mỏi vùng cổ vai gáy sẽ cũng xuất hiện và thường có xu hướng nặng dần, kéo dài từng đợt khoảng vài ngày.
2.2. Nghe tiếng kêu lục cục khi cử động cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của vùng cột sống này, khiến người bệnh bị cứng khớp, khó cử động cột sống để xoay đầu, cúi hoặc ngẩng cao đầu. Nếu cố gắng cử động, cơn đau tăng dần và bạn có thể nghe cả thấy tiếng kêu lục cục cho xương va chạm vào nhau. Tình trạng cứng khớp, khó cử động cột sống cổ thường nặng hơn khi vừa mới ngủ dậy hoặc khi thời tiết lạnh.
Thoái hóa cột sống cổ khiến cử động vùng cổ gây đau đớn
2.3. Đau đầu, suy giảm trí nhớ
Thoái hóa đốt sống cổ còn gây chèn ép vào mạch máu và dây thần kinh, trong đó mạch máu đưa nuôi não thường bị ảnh hưởng. Khi đó, thiếu máu não sẽ xảy ra và hậu quả là những cơn đau nhức đầu, hoa mắt.
2.4. Triệu chứng khác
Những triệu chứng ít điển hình hơn ở bệnh thoái hóa đốt sống cổ bao gồm: mờ mắt, giảm tiết mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, chóng mặt, ù tai,…
Khi gặp các triệu chứng bệnh như trên, cần sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Thoái hóa cột sống cổ có chữa được không?
Thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và những bệnh thoái hóa xương khớp nói chung và hậu quả của quá trình lão hóa tất yếu, do vậy không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà các phương pháp điều trị sẽ tập trung đẩy lùi triệu chứng và giảm tiến triển của bệnh. Khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng, không thể hồi phục thì các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện bệnh.
Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay được áp dụng khá đa dạng như:
Thuốc giảm đau có thể giúp bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ dễ chịu hơn
Đau, tê bì do thoái hóa đốt sống cổ là triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe nhất nên sử dụng thuốc giảm đau được nhiều người lựa chọn để giảm đau tức thì. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến khích lạm dụng hoặc dùng lâu dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau mà cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Vật lý trị liệu
Cần kiên trì với những bài tập đơn giản có tác dụng kéo dài, tăng cường sức cơ ở vùng vai, cổ và từ đó giảm đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
3.3. Các bài thuốc dân gian.
Nhiều người tìm đến phương pháp điều trị dân gian với nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu thiên nhiên để an toàn, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, không thực sự nhiều người đạt được hiệu quả tốt, lâu dài, không ít trường hợp mắc bệnh nặng hơn. Do vậy, phương pháp này cũng không được các chuyên gia khuyến khích.
3.4. Các bài thuốc Đông Y
Đông Y có nhiều bài thuốc hay có tác dụng giảm đau nhức, khó chịu rất hiệu quả, có thể sử dụng trong thời gian dài ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ nặng
3.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi người bị thoái hóa đốt sống cổ không đáp ứng điều trị với tất cả các phương pháp trên.
Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ có chữa được hay không hay triệu chứng bệnh nghiêm trọng như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh. Lời khuyên của các chuyên gia là nên chủ động đi khám, điều trị sớm ngay khi những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ban đầu xuất hiện.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.