Nước hoa là sản phẩm hỗ trợ tạo mùi thơm cho cơ thể để gia tăng sự tự tin, tôn lên nét thanh lịch, quyến rũ. Tuy nhiên, nhiều người bị dị ứng nước hoa mà không rõ nguyên nhân vì sao và khắc phục như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới.
06/05/2021 | Dị ứng thức ăn ở trẻ - những điều cha mẹ cần biết 25/04/2021 | Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị dị ứng thời tiết 24/04/2021 | Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Xử lý sao cho an toàn?
1. Nguyên nhân gây dị ứng nước hoa
Một số người cảm thấy ngứa rát, đau đầu, buồn nôn, choáng váng, thậm chí là hắt hơi, ho và khó thở khi tiếp xúc với nước hoa. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Thành phần trong nước hoa
Nghiên cứu cho thấy trong nước hoa có tới 95% thành phần là chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ (chì, chất dẫn benzen, andehit, CO,…). Hầu hết những chất này có khả năng gây rối loạn hệ thần kinh trung ương cùng nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
Bên cạnh đó, các chất hóa học trong nước hoa không bền khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời, dễ bị oxy hóa và trở nên độc hại. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến một số người cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi nước hoa.
Nước hoa chứa nhiều thành phần (chất hóa học) dễ gây dị ứng, kích ứng
Ảnh hưởng từ bệnh lý
Nếu đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì chỉ cần hít phải mùi lạ nào đó, bạn cũng sẽ cảm thấy khó thở, ngứa mũi, hắt hơi. Và mùi nước hoa cũng không ngoại lệ.
Làn da mẫn cảm
Dị ứng nước hoa không chỉ là cảm giác khó thở, đau đầu, choáng váng,… mà còn là sự ngứa ngáy và nóng ran ở vùng da tiếp xúc với nước hoa, nhất là các vùng da dưới cánh tay, da cổ, da mắt. Thường thì những người có làn da mẫn cảm, dễ kích ứng sẽ hay gặp tình trạng này hơn là những người bình thường.
Lạm dụng nước hoa
Nước hoa được sử dụng để gia tăng nét thanh lịch và quyến rũ ở phụ nữ, sự lịch lãm và phong độ ở nam giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước hoa có thể gây tác dụng ngược. Theo đó, nếu sử dụng nước hoa quá nhiều lần trong ngày và mỗi lần xịt (thoa) quá nhiều thì bạn và cả những người xung quanh có thể bị dị ứng vì mùi quá nồng.
Chưa hết, các hoạt chất trong nước hoa sẽ thâm nhập vào cơ thể qua đường mũi hoặc qua da. Nếu là người có tiền sử hen suyễn hay đang mắc các bệnh về hô hấp thì có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.
Lạm dụng nước hoa có thể khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa rát
2. Triệu chứng của dị ứng nước hoa
Tùy vào loại nước hoa và cơ địa mỗi người mà sẽ xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng khác nhau cho thấy cơ thể đã bị dị ứng với nước hoa.
Kích ứng da
Khi da có biểu hiện ngứa, rát và nổi mẩn đỏ sau khi sử dụng nước hoa (tương tự như khi sử dụng mỹ phẩm, kem,…) thì rất có thể da đã bị kích ứng với các thành phần có trong nước hoa.
Nhức đầu
Nếu bạn cảm thấy nhức đầu khi ngửi thấy mùi nước hoa (tương tự như khi ngửi mùi xăng, dầu mỏ, nước xịt phòng,…) thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị dị ứng với nước hoa.
Khó thở
Với những người bị dị ứng nước hoa trầm trọng thì khi ngửi thấy mùi nước hoa, họ sẽ cảm thấy choáng váng, khó thở kèm theo ho khan. Tình trạng này thường gặp ở những người mẫn cảm, có hệ miễn dịch yếu.
Người bị dị ứng nước hoa có thể gặp các triệu chứng đau đầu, khó thở, hắt hơi, chảy nước mũi,…
Hắt hơi, chảy nước mũi
Nước hoa có thể xâm nhập vào mũi ngay cả khi bạn không dùng mà chỉ cần đứng gần người có sử dụng nước hoa. Lúc này, nếu là người dễ bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh viêm mũi dị ứng thì có thể gặp các triệu chứng như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều,…
Ngứa mắt
Triệu chứng này không quá phổ biến, thường xuất hiện kèm với đau đầu hoặc nửa đầu. Lúc này, cần được bác sĩ thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân có phải vì dị ứng với các thành phần của nước hoa hay vì một bệnh lý nào đó.
3. Làm gì khi bị dị ứng nước hoa?
Để cảm thấy dễ chịu hơn khi xuất hiện các triệu chứng của dị ứng với nước hoa, bạn có thể áp dụng những cách sau.
Dùng nước sạch để rửa vùng da dị ứng
Nếu vùng da sử dụng nước hoa bị ngứa rát và nổi mẩn đỏ thì bạn cần rửa với nước sạch ngay lập tức và lau khô bằng khăn mềm. Tuyệt đối không gãi hay dùng khăn ướt để lau vì có thể khiến tình trạng dị ứng thêm trầm trọng.
Nếu vùng da xịt nước hoa bị nổi mẩn và ngứa ngáy, cần rửa với nước sạch và lau bằng khăn mềm để dễ chịu hơn
Hít thở đều và nhẹ nhàng
Trường hợp đau đầu, buồn nôn, khó thở với mùi của nước hoa, bạn không nên mất bình tĩnh hay căng thẳng, thay vào đó, hít vào thật sâu và thở ra thật mạnh bằng mũi để hương nước hoa được “tống” hết ra ngoài. Thực hiện trong vài phút, đến khi cảm thấy dễ chịu hơn thì bắt đầu thở nhẹ nhàng và tìm nơi rửa mặt thật sạch.
Chọn nước hoa phù hợp
Điều này là rất quan trọng để phòng tránh tình trạng dị ứng nước hoa. Hãy tìm hiểu kỹ thành phần của nước hoa để chắc chắn rằng sản phẩm không chứa chất có nguy cơ gây kích ứng. Khi mua về, có thể dùng thử với lượng rất ít trên vùng da cổ, nếu cảm thấy khó chịu, bất thường thì ngưng sử dụng ngay lập tức.
Ngoài ra, nên ưu tiên sử dụng những loại nước hoa được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên thay vì dùng các loại nước hoa nhân tạo để vừa tạo mùi thơm dễ chịu, vừa an toàn cho cơ thể.
Thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng dị ứng xảy ra nặng, ngay cả khi bạn đã ngưng sử dụng nước hoa thì cần đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị.
Nhìn chung, nếu bị dị ứng nghiêm trọng với nước hoa, bạn hãy ngừng hẳn việc sử dụng sản phẩm này, thay vào đó, nên vệ sinh tắm rửa hàng ngày, sử dụng dầu gội và sữa tắm có tinh chất tẩy rửa nhẹ và mùi thơm dễ chịu, xả quần áo với nước xả vải,… Những việc này sẽ giúp cơ thể thơm tho mà không lo bị dị ứng.