Đi ngoài ra máu là tình trạng không hiếm gặp. Nhưng nếu hiện tượng này diễn ra nhiều lần, bạn không nên chủ quan vì nó chính là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.
12/06/2020 | Đi ngoài ra máu tươi: Nguyên nhân và cách chữa trị 23/05/2020 | Triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài có nghiêm trọng hay không? 16/04/2020 | Đi ngoài ra máu tươi - chớ vội chủ quan!
1. Đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Đây là tình trạng trong phân có lẫn máu, máu có thể lẫn trong phân từ đầu bãi đến cuối bãi, có thể là máu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, nhiều trường hợp máu có màu thâm đen. Nếu là do táo bón, hiện tượng này sẽ có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu là triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Đi ngoài ra máu
1.1. Bệnh trĩ
Những bệnh nhân bị trĩ có thể thường xuyên thấy hiện tượng xuất hiện máu trong phân. Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, từ trẻ em đến người trưởng thành và người cao tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh thường là thói quen ăn ít rau củ quả hoặc stress, hay thường xuyên rặn mạnh khi đi vệ sinh, thời gian đi vệ sinh quá lâu, tình trạng béo phì, phụ nữ có thai cũng dễ bị trĩ,…
Để điều trị căn bệnh này, bạn có thể thay đổi thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và trái cây, điều trị bằng thuốc hoặc cắt bỏ trĩ trong trường hợp trĩ gây biến chứng.
1.2. Rò ống tiêu hóa và các vết nứt
Các lỗ rõ ở giữa hậu môn và da hay giữa hậu môn và trực tràng chính là tình trạng rò ống tiêu hóa. Khi đó, người bệnh sẽ bị rò rỉ máu hoặc mủ hay rò cả phân ra ngoài cơ thể, dẫn đến hiện tượng có lẫn máu trong phân. Phương pháp điều trị là dùng liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.
Bên cạnh đó, đi ngoài ra máu có thể là do các vết nứt gây ra. Các vết nứt do các mô kẽ hậu môn. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên ăn nhiều rau để giúp phân mềm hơn, cải thiện bệnh lý tuy nhiên với những trường hợp nặng có thể kể hợp kháng viêm tại chỗ, nhiều trường hợp nặng phải phẫu thuật.
1.3. Viêm đại tràng trực tràng hay ung thư đại tràng
Đại tràng chính là đường cuối của ống tiêu hóa và phần cuối của đại tràng gần hậu môn được gọi là trực tràng. Viêm đại tràng hay viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.
Hiện tượng này cũng có thể do ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng gây ra. Những tế bào ung thư tác động đến ruột già hoặc trực tràng, dẫn đến tình trạng viêm hay kích ứng khiến chảy máu. Ngoài hiện tượng lẫn máu trong phân, bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ có thể gặp phải những triệu chứng sau: táo bón, đầy bụng, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, thói quen đại tiện thay đổi, phân dẹt, lỏng, tiểu buốt, nhiều khi tiểu không tự chủ, người mệt mỏi, giảm cân đột ngột.
1.4. Viêm dạ dày ruột
Bệnh này sẽ khiến phân có thể lẫn máu hoặc lẫn chất nhầy. Viêm dạ dày ruột thường do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra. Phương pháp điều trị là bù chất lỏng hoặc dùng kháng sinh, hay thuốc kháng virus,...
1.5. Sa trực tràng
Nhóm người cao tuổi dễ bị sa trực tràng dẫn đến đi ngoài ra máu kèm theo hiện tượng đau bụng dưới. Bệnh này ít gặp ở trẻ em. Sa trực tràng cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Những khối polyp có thể gây kích ứng và chảy máu dẫn đến hiện tượng phân có lẫn máu
1.6. Polyp
Polyp chính là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Những khối u này do tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết gây ra. Khi đại tràng xuất hiện những khối polyp sẽ gây kích ứng và chảy máu.
1.7. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ra phân đen. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ và xuất hiện tình trạng có máu trong phân
1.8. Viêm túi thừa
Túi thừa là túi nhỏ phồng lên tại thành ruột kết khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết. Trong trường hợp bị viêm, túi thừa gây ra hiện tượng chảy máu, có thể chảy máu liên tục và có thể tự ngưng. Vì thế, người bệnh sẽ thấy trong phân lúc có máu, lúc không có máu. Bác sĩ có thể phẫu thuật cắt túi thừa để điều trị bệnh dứt điểm.
2. Cần phải làm gì khi đi ngoài ra máu?
Tình trạng có máu lẫn trong phân có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu là do bệnh nhẹ hoặc do thói quen ăn uống gây ra, bệnh có thể tự khỏi khi bạn thay đổi chế độ ăn. Nhưng nếu là bệnh lý nghiêm trọng, sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn nếu không được khắc phục bệnh sớm.
Tốt nhân nên đi khám để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. Cụ thể, nếu gặp những biểu hiện sau, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
-
Phân có lẫn máu tươi.
-
Đi vệ sinh có máu kèm theo các dấu hiệu như đau quặn bụng, chóng mặt, sốt cao, buồn nôn,…
-
Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường trong khoảng một tháng
-
Đôi khi đại - tiểu tiện không kiểm soát, kèm theo máu tươi.
-
Tiêu chảy, đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân.
-
Trẻ em bị ngoài có máu không rõ nguyên nhân.
Trên thực tế, một số người bị đi ngoài ra máu nhưng với lượng ít khó quan sát bằng mắt thường. Vì thế, bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư trực tràng nên xét nghiệm tìm máu ẩn trong. Lưu ý, bệnh nhân không ăn chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C,... trước khi thực hiện xét nghiệm.
Nên có chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ
Trong trường hợp, kết quả xét nghiệm có những bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp như nội soi, siêu âm, cộng hưởng từ,… để đi tới kết luận cuối cùng.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đi ngoài ra máu. Vì thế, bạn không được chủ quan, bạn cần nhanh chóng đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh biến chứng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số hotline 1900 56 56 56, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.