Đi ngoài ra máu tươi - chớ vội chủ quan! | Medlatec

Đi ngoài ra máu tươi - chớ vội chủ quan!

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tục xảy ra, đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đó là những bệnh lý gì? Đi ngoài ra máu có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.


1. Đi ngoài ra máu là biểu hiện của của bệnh lý nào?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng máu tươi có lẫn trong phân hoặc cuối bãi phân xuất hiện máu. Thông thường, tình trạng Đi ngoài ra máu có thể do người bệnh gặp phải tình táo bón, hoặc do một số bệnh lý của hậu môn, đại trực tràng. Người bệnh không nên chủ quan cần được đi khám bệnh sớm để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Một số bệnh thường gặp đại tiện ra máu như sau:

Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Trĩ là căn bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, gây ra bởi các búi rối tĩnh mạch trĩ tại vùng hậu môn giãn nở quá mức.

Thông thường, người mắc bệnh trĩ khi đi đại tiện có thể đi ngoài ra máu lẫn trong phân. Lượng máu thường ít, thậm chí là không thường xuyên. Đây là biểu hiện khi bệnh ở mức độ nhẹ, cấp độ 1 và 2.

Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ  

Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ

Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng, chuyển sang cấp độ 3 và 4. Lúc này, người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi liên tục. Máu tươi nhỏ giọt hoặc chảy thành các tia.

Khi mất máu nhiều, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nặng có thể gây thiếu máu, đi kèm các cảm giác đau, nhức vùng hậu môn,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn, ung thư đại - trực tràng,…

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là những bất ổn phía bên trong đại tràng, gây ra bởi nhiều nguyên nhân, lâu dài dẫn đến tình trạng loét và viêm niêm mạc đại tràng. Đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh lý. Thông thường, phân người bệnh thường kèm máu và dịch nhầy hoặc mủ. Kèm theo các cơn đau quặn bụng dưới, sốt cao

Nứt rách kẽ hậu môn

Khi người bệnh bị nứt rách kẽ hậu môn thường có các biểu hiện như đi ngoài ra máu tươi, hậu môn đau rát, có da thừa hoặc nhú hậu môn gần vết rách,… Bệnh thường xảy ra với những người bị táo bón kéo dài, dặn nhiều khiến tăng áp lực lên hậu môn, gây rách nứt  mô hậu môn và sưng đau, viêm.

Ung thư đại tràng hoặc trực tràng

Tình trạng phân kèm máu tươi, có dịch nhầy, tanh và hôi có thể là dấu hiệu của ung thư đại - trực tràng. Ngoài ra, người bệnh thường gặp các triệu chứng khác đi kèm như chướng bụng, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, sút cân bất thường,… Bệnh ở giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với trĩ.

Ung thư đại - trực tràng là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Polyp đại tràng, trực tràng

Polyp là những khối u lồi bất thường trong đại tràng hoặc trực tràng, được hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc ruột kết. Khi các khối polyp phát triển tại lớp lót của đại - trực tràng sẽ gây ra hiện tượng kích ứng, viêm, dẫn tới chảy máu. Đây chính là lý do khiến phân người bệnh có máu tươi đi kèm. 

Polyp đại - trực tràng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu do sự kích thích, viêm vùng niêm mạc

Polyp đại - trực tràng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu do sự kích thích, viêm vùng niêm mạc

Nếu tình trạng đi ngoài kèm máu diễn ra thường xuyên có thể gây thiếu máu trầm trọng. Lúc này, người bệnh cần được xử lý cắt polyp và tầm soát ung thư nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý.

Viêm túi thừa

Túi thừa là một dạng túi nhỏ phồng lên tại thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện dọc suốt đại tràng, phổ biến nhất là ở đại tràng sigma. Nguyên nhân hình thành túi thừa là người bệnh không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Khi bị viêm, túi thừa xuất hiện tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể tự ngừng. Do đó, người bệnh thường thấy tình trạng máu lẫn trong phân liên tục hoặc không liên tục.

Với tình trạng chảy máu kéo dài, người bệnh cần tiến thành thủ thuật cắt túi thừa tại đại tràng và xử lý tổn thương.

Ngoài các bệnh lý nói trên, đi ngoài ra máu tươi cũng có thể xảy ra nếu người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, sa trực tràng, kiết lỵ, rò ống tiêu hóa, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, viêm ruột,…

2. Đi ngoài ra máu tươi có gây nguy hiểm gì không?

Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này có nguy hiểm hay không phụ còn thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra nó. 

Với một vài trường hợp nhẹ, hiện tượng này có thể tự biến mất. Tuy nhiên, khi tình trạng diễn ra thường xuyên, lượng máu xuất hiện ngày một nhiều, đây là “báo động” nguy hiểm với người bệnh. Lúc này, người bệnh tiến hành thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình gặp phải và có phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh nên gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Đi ngoài kèm máu tươi.

  • Đi ngoài có máu kèm các triệu chứng đau quặn bụng, sốt cao, chóng mặt, buồn nôn,…

  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường trong khoảng 3 tuần

  • Đại - tiểu tiện không kiểm soát, kèm máu tươi.

  • Tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Trẻ em bị ngoài có máu đậm kèm phân không rõ nguyên nhân.

Khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu kèm máu tươi, đau quặn bụng dưới, buồn nôn,… người bệnh cần nhanh chóng kiểm tra bệnh lý mà mình có thể gặp phải

Đi ngoài ra máu tươi có thể phát hiện bằng mắt thường khi tình trạng chuyển biến nặng. Đây không phải là bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Do đó, khi xuất hiện tình trạng đi ngoài có máu tươi, thay vì chủ quan, bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp