Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì và cách cải thiện | Medlatec

Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì và cách cải thiện

Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì cần thăm khám bác sĩ mới có thể kết luận chính xác. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn vi khuẩn đường ruột,...


21/07/2021 | Thông tin sức khỏe: Đi ngoài có mùi chua do đâu và giải pháp khắc phục
15/07/2021 | Đi ngoài nhiều có nên truyền nước không, nguyên nhân là gì?
28/06/2021 | Đi ngoài khi bị hành kinh - làm gì để hạn chế và giảm bớt sự khó chịu?

1. Tần suất đi đại tiện của người bình thường

Không có một quy chuẩn nào về tần suất đi đại tiện của người bình thường bởi mỗi người có thể trạng và thói quen khác nhau. Có người đi 1 lần/ngày, 2 lần/ngày hoặc cách ngày mới đi đại tiện. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày.

Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì cần thăm khám cụ thể

Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì cần thăm khám cụ thể

Nếu bạn có sự thay đổi về thói quen đại tiện như đại tiện nhiều lần kèm đau bụng, đầy bụng, mệt mỏi thì rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý của đường tiêu hóa.

2. Đi ngoài nhiều lần 1 ngày là dấu hiệu bệnh gì - bác sĩ trả lời chi tiết

Nếu bạn bị đi ngoài nhiều lần 1 ngày kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng,... thì rất có thể bạn đang gặp các bệnh lý đường tiêu hóa sau:

2.1. Viêm loét dạ dày

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố nguy cơ cao như thói quen ăn uống không lành mạnh, tâm lý căng thẳng kéo dài,...

Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là đau bụng, đầy hơi, cảm giác buồn nôn, có thể đi ngoài nhiều lần khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.

Triệu chứng của viêm loét dạ dày là đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần

Triệu chứng của viêm loét dạ dày là đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần

2.2. Viêm đại tràng

Những người bị viêm đại tràng sẽ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, nhất là khi ăn phải các thức ăn không hợp vệ sinh. Người bệnh thường đi vệ sinh vào đêm hoặc sáng với các hình thái phân khác nhau, có thể rắn hoặc lỏng, kèm theo đó là tình trạng đầy hơi, khó tiêu,... gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2.3. Hội chứng ruột kích thích

Đây là bệnh lý khi đường ruột bị rối loạn chức năng, gây ảnh hưởng đến đời sống, công việc của người mắc. Nguyên nhân dẫn đến bệnh hiện chưa được khẳng định nhưng có một số yếu tố liên quan mật thiết đến hội chứng này là:

  • Stress kéo dài.

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

  • Sử dụng kháng sinh kéo dài.

  • Di truyền.

Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng,...

2.4. Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu cảnh báo hệ vi sinh đường ruột đang có vấn đề như mất cân bằng hệ vi sinh. Ngoài đi ngoài nhiều lần 1 ngày, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột còn có các dấu hiệu khác như đau bụng, đầy bụng, chướng hơi,...

Các nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là lạm dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống không khoa học, stress kéo dài,... 

Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

2.5. Ngộ độc thực phẩm

Khi nạp vào cơ thể các thức ăn không hợp vệ sinh, vi khuẩn sẽ tấn công đường ruột, từ đó dẫn đến bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần, nôn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, nặng nề hơn sẽ khiến cơ thể mất nước dẫn đến suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

3. Khi nào đi ngoài nhiều lần cần đi khám?

Đi ngoài nhiều lần nếu là do các nguyên nhân như ăn quá nhiều chất xơ thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm các dấu hiệu sau thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, cụ thể:

  • Đi ngoài quá nhiều lần gây mất nước trầm trọng.

  • Cơ thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.

  • Bụng bị đau dữ dội hoặc âm ỉ.

  • Trong phân có lẫn chất nhầy hoặc máu.

Đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, cơ thể suy kiệt.

4. Bị đi ngoài nhiều lần nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện?

Khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần bạn có thể bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày để cải thiện triệu chứng như:

4.1. Thực phẩm giàu tinh bột

Các thực phẩm giàu tinh bột có nhiệt lượng cao, dễ tiêu hóa, giúp giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả.

Các thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy

Các thực phẩm giàu tinh bột giúp giảm tải hoạt động cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy

4.2. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn có hại, từ đó, tình trạng đi ngoài nhiều lần cùng những triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện.

4.3. Chuối

Đây là loại hoa quả rất tốt cho người bị tiêu chảy bởi hàm lượng kali và các dưỡng chất cần thiết khác của cơ thể rất dồi dào trong chuối. 

4.4. Nước ép trái cây

Trong nước ép trái cây có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp cho người đang bị tiêu chảy sớm hồi phục sức khỏe. Các loại nước ép tốt và dễ uống như nước ép dưa hấu, nước cam, nước chanh. Tuy nhiên, chỉ nên uống nguyên chất, không nên thêm đường bởi sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

4.5. Uống nhiều nước lọc

Người bệnh cần chú ý uống nhiều nước lọc, đặc biệt uống nước ORESOL hoặc nước muối đường theo hướng dẫn của bác sĩ để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy, tránh để cơ thể bị mất nước dẫn tới suy kiệt.

Người đang bị tiêu chảy cần tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người đang bị tiêu chảy cần tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ

Ngoài ra, cần chú ý tránh các thực phẩm làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn như:

  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

  • Thực phẩm từ bơ, sữa.

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo.

  • Thực phẩm lên men.

  • Rượu bia, chất kích thích.

Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ sinh hoạt như:

  • Tránh thức khuya, ngủ muộn.

  • Tránh stress kéo dài.

  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia Dinh dưỡng hỗ trợ cụ thể hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp