Những cơn đau đầu mãn tính thường xuyên tái diễn suốt năm này qua năm khác luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó không chỉ gây ra sự đau đớn, khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Biết được phương pháp điều trị đau đầu mãn tính sẽ giúp bạn quẳng đi được gánh lo này, giải tỏa áp lực tâm lý.
01/06/2021 | Vì sao khi uống rượu thường đau đầu và cách khắc phục như thế nào? 22/04/2021 | Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải là triệu chứng của rối loạn tiền đình? 02/04/2021 | 3 cách cải thiện tình trạng đau đầu do nội tiết tố rất hiệu quả
1. Như thế nào được gọi là đau đầu mãn tính
Tình trạng đau đầu kéo dài nhiều lần ở một khoảng thời gian nhất định (trên 15 ngày) được xem là đau đầu mãn tính. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi.
Đau đầu kéo dài trên 15 ngày được gọi là đau đầu mãn tính
Đau đầu mãn tính gồm nhiều dạng với tần suất và biểu hiện khác nhau. Nhiều trường hợp phải chấp nhận sống chung với nó suốt đời. Tuy nhiên, việc tìm ra phương pháp điều trị đau đầu mãn tính phù hợp sẽ giúp kiểm soát cơn đau, giúp giảm tần suất tái phát để người bệnh bớt cảm thấy khó chịu.
2. Người bị đau đầu mãn tính có triệu chứng gì
Do có nhiều dạng đau đầu mãn tính khác nhau nên tùy vào từng dạng bệnh mà mỗi người sẽ có những triệu chứng không giống nhau:
2.1. Bị đau nửa đầu
Với những người bị đau nửa đầu thì cơn đau sẽ mang đặc điểm:
- Có xu hướng ảnh hưởng chỉ ở một bên đầu, ít khi đau cả hai bên đầu.
- Đau nhói ở đầu kèm theo cảm giác tê, rung.
- Mức độ đau từ vừa đến mạnh nhưng nếu vận động hoặc di chuyển thì cơn đau có chiều hướng tăng lên.
- Dễ bị buồn nôn, nôn ói.
- Cảm thấy rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.
Dạng đau nửa đầu mãn tính thường gặp ở những người có tiền sử đau nửa đầu thành từng đợt.
2.2. Đau đầu dai dẳng mỗi ngày thể mới
Với trường hợp này, xu hướng xảy ra chủ yếu ở nhóm người vốn không có tiền sử bị đau đầu. Người bệnh sẽ gặp cơn đau đầu đột ngột, kéo dài liên tục 3 ngày liền với triệu chứng:
- Cơn đau ảnh hưởng tới hai bên đầu.
- Mức độ đau nhẹ và trung bình.
- Cơn đau tạo cảm giác như thể bị bó chặt, đè nén.
- Sợ ánh sáng và tiếng ồn.
- Buồn nôn và nôn nhưng chỉ ở mức độ nhẹ.
2.3. Đau đầu khi căng thẳng
Đây là dạng đau đầu mãn tính rất phổ biến. Người bệnh thường có triệu chứng:
Người bị đau đầu do căng thẳng hay cảm thấy trong não của mình có tiếng gõ
- Đau ở cả hai bên đầu.
- Mức độ đau nhẹ và trung bình.
- Cảm giác đau như bị thắt chặt hoặc bị ấn vào.
- Mặt và gáy có cảm giác đau, căng cứng.
- Rất khó ngủ.
- Thi thoảng có cảm giác như có tiếng gõ ở bên trong não.
2.4. Đau nửa đầu liên tục
Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở người có tiền sử đau nửa đầu với các triệu chứng như:
- Chỉ đau ở một bên đầu.
- Mức độ đau vừa và vô cùng dữ dội.
- Có phản ứng với loại thuốc kháng viêm không chứa steroid.
- Bị nghẹt hoặc sổ mũi.
- Đỏ mắt hoặc chảy nước mắt ở bên đầu bị đau.
- Đồng tử bị thu hẹp, mí bị sụp.
- Hay cảm thấy bồn chồn.
3. Phương pháp điều trị đau đầu mãn tính an toàn mà vẫn hiệu quả
3.1. Thời điểm cần đến gặp bác sĩ
Như vậy có thể thấy triệu chứng đau đầu mãn tính có sự khác biệt ở mỗi bệnh nhân. Điều đáng nói là người bệnh sẽ rất khó biết được mình bị đau đầu mãn tính thể nào. Hầu hết các trường hợp bị đau đầu mãn tính sẽ sống chung với nó mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong những trường hợp có các biểu hiện sau đây thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:
Phương pháp điều trị đau đầu mãn tính hiệu quả nhất là khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và dựa vào đó để trị bệnh
- Ngay khi mới bắt đầu cơn đau đã rất dữ dội.
- Đau đầu kèm theo: cứng cổ, hôn mê, lú lẫn, khó nói, tê mặt, co giật, sốt,...
- Bị chấn thương đầu và ngay sau đó có cơn đau đầu.
- Dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn nặng lên.
3.2. Phương pháp điều trị đau đầu mãn tính hiệu quả
3.2.1. Nguyên tắc điều trị cần tuân thủ
Dù áp dụng phương pháp điều trị đau đầu mãn tính nào thì cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc sau:
- Điều trị đau đầu phải dựa trên nguyên nhân gây ra nó, thể trạng và triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.
- Tập trung điều trị với mục đích ngăn chặn cơn đau trước khi nó xuất hiện.
- Tuyệt đối không tự mua thuốc chữa trị tại nhà mà bắt buộc phải dùng thuốc do bác sĩ thăm khám chỉ định.
3.2.2. Phương pháp điều trị
Tùy từng loại đau đầu khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đau đầu mãn tính phù hợp cho bệnh nhân. Những trường hợp đau trên 2 ngày/tuần thì có thể dùng thuốc giảm như là bước đầu tiên trong việc điều trị. Khi bước sang giai đoạn điều trị dự phòng bác sĩ có thể sẽ khuyên sử dụng:
- Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể sẽ được dùng để trị đau nhức đầu mãn tính với mục đích trị rối loạn giấc ngủ, lo âu và trầm cảm.
- Thuốc Beta blockers
Đây là loại thuốc dùng điều trị bệnh huyết áp cao nhưng cũng có thể ngăn ngừa đau nửa đầu. Một số trường hợp có thể sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp dùng thuốc này với thuốc chống trầm cảm để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Thuốc chống động kinh
Dùng thuốc chống động kinh cũng được xem là phương pháp điều trị đau đầu mãn tính với chứng đau nửa đầu.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid
Đây là loại thuốc thường được dùng định kỳ cho những người bị đau nhức đầu ở mức trầm trọng.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc khác. Đặc biệt, nếu thấy cần điều trị bổ sung hoặc hữu ích với việc giảm đau nhức đầu bác sĩ có thể sẽ thay thế thuốc cho người bệnh.
Bản thân mỗi chúng ta không ai có đủ khả năng để biết được mình bị đau đầu thể nào, phương pháp điều trị đau đầu mãn tính ra sao mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Vì thế, thay vì cứ chấp nhận “sống chung với lũ” hay tự mày mò tìm cách xử lý, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra, nhờ đó chúng ta mới biết mình nên làm gì cho đúng, tránh được những việc làm gây nguy hại cho sức khỏe của mình.
Ngoài ra, tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoạt động 24/7, luôn sẵn lòng chia sẻ, giải đáp và gửi đến bạn những tư vấn hữu ích cho sức khỏe. Vì thế, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi khi bạn đang cần tới một sự trợ giúp y tế.