Mang thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sớm. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu là gì và xử lý như thế nào?
25/12/2021 | Góc tư vấn: Phụ nữ mang thai làm xét nghiệm NIPT có tốt không? 22/12/2021 | Giải đáp thắc mắc: bệnh nhân lạc nội mạc tử cung nên ăn gì? 10/12/2021 | Các loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay
1. Mang thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh thành công không làm tổ trong buồng tử cung như bình thường mà lại nằm bên ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung là khi thai làm tổ không trong buồng tử cung
Vị trí nằm của trứng thường là:
-
Thai nằm ngoài vòi tử cung: Trường hợp này thường gặp nhất ở khoảng 95%.
-
Thai nằm ở ổ bụng, cổ tử cung,...
Khi không nằm trong buồng tử cung, thai làm tổ ở các vị trí khác không được bảo vệ, nuôi dưỡng bởi lớp niêm mạc tử cung nên không thể phát triển bình thường. Đến một thời điểm nào đó, túi thai vỡ ra khiến máu chảy ồ ạt gây nguy hiểm cho sản phụ, cần can thiệp loại bỏ thai ngoài tử cung trước đó.
Thai nằm ngoài tử cung có thể do cấu trùng vòi trứng không bình thường
2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu
Khác với mang thai bình thường, thai ngoài tử cung không phát triển nên hormone HCG trong nước tiểu người phụ nữ sẽ không tăng hoặc giảm dần, do đó khi dùng que thử thai sẽ thấy lên 2 vạch mờ hoặc không lên 2 vạch ở những lần thử sau.
Ngoài ra, thai phụ cần lưu ý những đặc điểm bất thường sau:
Chậm kinh ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Khi mang thai hay thai ngoài tử cung, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngừng lại nên phụ nữ mang thai bị chậm kinh. Tuy nhiên, người bị thai ngoài tử cung ra máu âm đạo có thể xảy ra vào đúng chu kỳ kinh nên người phụ nữ thường lầm tưởng là chu kỳ kinh nguyệt.
Ra máu âm đạo bất thường
Ra máu báo sau chậm kinh có thể là một trong các dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên nếu thai ngoài tử cung, tình trạng ra máu âm đạo này sẽ kéo dài bất thường, máu không phải màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm giống như máu kinh mà thường có màu nâu đen. Song không phải trường hợp mang thai ngoài tử cung nào cũng có dấu hiệu này, đôi khi xuất hiện muộn khi thai đã vỡ ra.
Thai phụ cần đặc biệt chú ý khi xuất hiện tình trạng ra máu ở âm đạo
Đau bụng
Khi thai làm tổ không phải vị trí trong buồng tử cung mà ở bộ phận phần phụ khác, tại vị trí thai làm tổ sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ. Đặc điểm cơn đau bụng do thai ngoài tử cung vì thế có thể khác nhau, có người cảm thấy nặng bụng, đau bụng mót rặn như táo bón.
Thai ngoài tử cung càng lớn thì mức độ đau bụng càng tăng. Nguy hiểm nhất là khi thai ngoài tử cung vỡ ra khiến máu chảy ồ ạt vào ổ bụng và gây đau bụng dữ dội liên tục. Bên cạnh đó, thai phụ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như bủn rủn chân tay, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu,...
Dấu hiệu đau bụng dữ dội, hoa mắt, chóng mặt,... có thể do vỡ túi thai ngoài tử cung
Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu sớm nhất để kịp thời xử trí túi thai bị vỡ và cầm máu. Do đó, xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mang thai, thai phụ hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, siêu âm xem thai đã vào tử cung chưa. Nếu siêu âm nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ can thiệp xử lý sớm tránh biến chứng vỡ túi thai nguy hiểm.
3. Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung hiệu quả
Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung là những bệnh lý và bất thường cấu trúc cơ quan phần phụ của người phụ nữ, do đó khó có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, áp dụng lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh, kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan sẽ có thể giảm thiểu được nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng như biến chứng.
3.1. Quan hệ tình dục an toàn
Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng biện pháp tránh thai, đeo bao cao su phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là cần thiết. Đây là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tránh mang thai ngoài ý muốn.
3.2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, thay quần lót và giặt sạch phơi dưới ánh nắng mặt trời để khử vi khuẩn, không thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch tẩy rửa mạnh,... Khi thực hiện tốt những điều này, phụ nữ có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm âm đạo, từ đó giảm nguy cơ thai ngoài tử cung.
3.3. Khám sức khỏe sinh sản định kỳ
Phụ nữ khi bước vào độ tuổi sinh sản nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh lý hoặc nguy cơ bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thai ngoài tử cung. Ngoài ra, cũng nên đi khám khi biết bản thân mang thai để kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa, nếu thai ngoài tử cung cũng được can thiệp xử lý sớm.
Đi khám siêu âm thai sớm để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường
3.4. Điều trị các bệnh lý phần phụ
Nếu mắc phải các bệnh lý phần phụ có thể gây mang thai ngoài tử cung như: hẹp vòi trứng, viêm nhiễm âm đạo, bệnh truyền nhiễm,... nên điều trị tích cực khỏi trước khi mang thai.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu nhìn chung chưa rõ ràng. Tốt nhất, khi có dấu hiệu mang thai hãy đi khám sớm để đảm bảo cả mẹ và bé phát triển bình thường. Không nên chủ quan bởi thai ngoài tử cung không thể phát triển mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ.
Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều thai phụ tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong quá trình mang thai. Chuyên khoa hội tụ đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề cũng như trang thiết bị hiện đại. Mẹ bầu sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho thai phụ, để hành trình mang thai trở nên nhẹ nhàng, an toàn.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ tới hotline MEDLATEC 1900 56 56 56.