Dấu hiệu bệnh ho gà biểu hiện qua những triệu chứng nào. Bệnh có để lại những di chứng gì không? Cần phải áp dụng những phương pháp gì để ngăn ngừa và đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin liên quan qua bài viết sau đây.
28/10/2020 | Các loại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván và lịch tiêm chi tiết 25/10/2020 | Biểu hiện và phương pháp trị dứt điểm bệnh ho gà 04/07/2020 | Một số thông tin về bệnh bạch hầu ho gà uốn ván bạn nên biết
1. Định nghĩa và các dấu hiệu bệnh ho gà
Ho gà là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan qua đường hô hấp, nguyên nhân bởi loại trực khuẩn Bordetella pertussis và Bordetella parapertussis gây ra. Mặc dù có sức chống chịu kém, thế nhưng chúng vẫn có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài.
Trực khuẩn ho gà chỉ sống ký sinh trên cơ thể con người, chúng ta cũng chính là nguồn truyền bệnh duy nhất, từ người mắc sang người lành. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này có thể chết dưới sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các loại dung dịch sát khuẩn.
Vật chủ duy nhất của trực khuẩn ho gà là con người
Các dấu hiệu bệnh ho gà điển hình qua các giai đoạn tiến triển:
Thời kỳ ủ bệnh:
Bệnh nhân sổ mũi, sốt nhẹ, ho nhẹ ít. Một số trường hợp thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài đến 21 ngày.
Thời kỳ khởi phát (khoảng 1 - 2 tuần):
Còn được gọi là thời kỳ viêm long đờm, với các triệu chứng viêm đường hô hấp xuất hiện từ từ như chảy nước mũi và ho khan. Với triệu chứng ho, thường là ho liên tục và kéo dài vào ban đêm, kèm theo mặt đỏ và khạc ra đờm nhày. Đây cũng là dấu hiệu bệnh ho gà khá dễ nhận biết.
Thời kỳ toàn phát (khoảng 2 - 3 tuần):
Triệu chứng điển hình nhất là những cơn ho, bệnh nhân bị ho bất kể đang làm việc hay nghỉ ngơi, ban ngày, hay ban đêm. Khi lên cơn, các biểu hiện kèm theo thường gặp là mệt mỏi, vã mồ hôi, mạch và nhịp thở nhanh.
Thời kỳ này, dấu hiệu bệnh ho gà lần lượt là:
+ Ho: bắt đầu với những cơn ho dài, liên tiếp, thường khoảng 5 - 10 lần nhưng cũng có trường hợp ho đến 20 lần, lưỡi bị đẩy ra ngoài. Sau đó, người bệnh có biểu hiện yếu dần như ngừng thở, mặt tím, mắt đỏ, chảy nước mũi và nước mắt.
+ Thở rít xuất hiện cuối cơn ho: khi người bệnh cố gắng hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng gà gáy.
+ Khạc đờm dãi: cơn ho sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi bệnh nhân khạc ra được đờm dãi. Đờm có màu trắng trong, hơi dính, giống như lòng trắng trứng.
+ Sau mỗi cơn ho, bệnh nhân dần hồi phục lại nhưng có thể để lại các dấu hiệu như mặt hơi phù, mi mắt hơi sưng mọng, loét dây thắng lưỡi.
Thời kỳ lui bệnh:
Nếu cơn ho giảm tần suất xuất hiện, cường độ nhẹ hơn, mỗi lần khạc đờm hoặc nôn với số lượng dần ít lại. Tuy nhiên, vẫn khó xác định bệnh đã hoàn toàn khỏi hay chưa, một số trường hợp vẫn có thể bị tái nhiễm sau vài tuần hoặc vài tháng.
Những cơn ho ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh
2. Những hậu quả biến chứng liên quan đến bệnh ho gà
Phần lớn các biến chứng liên quan đến bệnh ho gà xảy ra do phát sinh bội nhiễm, nhất là trong trường hợp bệnh nhân không được can thiệp đúng lúc và điều trị sớm. Vì thế mà việc nhận biết các dấu hiệu bệnh ho gà để kịp thời xử lý là rất quan trọng.
Ở một số trường hợp, bệnh nhân thường gặp những hệ lụy xấu tác động đến sức khỏe như:
Viêm phổi - viêm phế quản:
Là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ bị suy dinh dưỡng với đề kháng yếu kém. Các dấu hiệu xuất hiện từ từ, thường bắt đầu từ tuần thứ 2 sau các cơn ho. Kèm theo sốt cao, kéo dài trong nhiều ngày, mệt mỏi, mặt tái xám. Tiến triển bệnh nặng hơn nếu trẻ có dấu hiệu khó thở.
Suy hô hấp:
Thường gặp ở trẻ sơ sinh thể ho gà nặng nhất. Bệnh nhân tăng cân bất thường, xuất hiện phù rõ rệt ở mặt và chi dưới. Huyết áp tăng, mạch nhanh, tĩnh mạch cổ nổi có thể có dấu hiệu suy tim, gan to và đau,…
Bệnh não do thiếu oxy trong quá trình suy hô hấp:
Là trường hợp các tổn thương ở phổi kết hợp với các tổn thương thần kinh. Có thể xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên bắt đầu có cơn ho, kèm theo sốt cao đột ngột, lên đến 40 độ C, da xám, môi tím, chân tay lạnh, co giật khu trú hoặc co giật toàn thân,… nguy cơ tử vong cao.
Một số biến chứng khác:
Viêm não, xuất huyết màng não, xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thắt thoát vị, sa trực tràng,…
Khi bệnh nhân mắc phải biến chứng thường sẽ có biểu hiện sốt
3. Các biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả
Tiêm phòng
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh thường ở độ tuổi rất nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh do chưa được tiêm phòng hoặc không được tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ. Vì vậy, người thân nên đưa trẻ đi tiêm chủng khi trẻ được 2 tháng tuổi theo khuyến cáo của WHO, giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Bạn nên lưu ý chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như nơi sinh hoạt, làm việc, môi trường xung quanh nhà ở. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần đặc biệt quan tâm đến các vật dụng bé tiếp xúc hằng ngày như bình sữa, đồ chơi, núm cao su, khăn,… để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ (gà rán, khoai tây chiên, xiên que rán, thịt mỡ,…). Riêng với trẻ nhỏ, bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài khoảng 18 - 24 tháng.
Thăm khám định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời nếu có các vấn đề bất thường, đồng thời ngăn chặn các tiến triển cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Vaccine giúp tạo ra kháng thể phòng bệnh một cách hiệu quả
Việc điều trị cho các bệnh nhân có các dấu hiệu bệnh ho gà cần được các bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm đưa ra biện pháp chăm sóc hiệu quả. Vì vậy, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.56.56.56 để được hỗ trợ mọi thông tin liên quan.