Ho kéo dài thường gặp nhất ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 2 - 3. Ho khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc, lười ăn,... ảnh hưởng đến sự phát triển khiến cho cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì, cách khắc phục triệu để như thế nào là điều mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề trên qua sự chia sẻ của các chuyên gia của bệnh viện MEDLATEC nhé.
11/09/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị ho mạn tính lâu năm hiệu quả 08/09/2021 | Nguyên nhân và biến chứng của bệnh ho gà thường gặp nhất 04/09/2021 | Trẻ bị ho kéo dài có ảnh hưởng đến phổi không - Nên chăm sóc thế nào?
1. Trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì - bác sĩ giải đáp
Ho là phản xạ tốt của cơ thể, nhằm tống đờm dãi, dị vật ra bên ngoài, giúp đường thở thông thoáng.
Để biết chính xác trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì cần đưa trẻ đi khám
Tuy nhiên, ho kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
1.1. Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng ho ở trẻ. Nếu bệnh lý không được điều trị triệt để, kịp thời sẽ khiến trẻ có triệu chứng ho kéo dài. Bên cạnh ho, trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như đau đầu, sốt, mũi chảy dịch, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn,...
1.2. Hen suyễn
Khi bị hen, trẻ có thể xuất hiện các cơn ho khan, ho từng cơn, tức ngực và khó thở, thở rít.
Để tránh các cơn hen khởi phát, cha mẹ chú ý giữ ấm cho trẻ, tránh các yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng như lông chó, mèo, phấn hoa,...
1.3. Chảy dịch mũi sau
Khi mũi của trẻ tiết quá nhiều chất nhầy sẽ dẫn đến tình trạng chảy dịch mũi sau. Dịch này có thể chảy xuống vùng họng, khiến cơ thể tạo ra phản xạ ho. Tình trạng chảy dịch mũi không được xử lý cũng sẽ khiến trẻ bị ho kéo dài.
Khi mũi của trẻ tiết quá nhiều chất nhầy sẽ dẫn đến tình trạng chảy dịch mũi sau và có thể gây ho
1.4. Trào ngược dạ dày - thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị, thức ăn ở dạ dày trào ngược lên ống thực quản, gây các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng ho do cổ họng bị kích thích.
1.5. Viêm phổi
Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Ngoài ho, trẻ còn có các triệu chứng khác như:
-
Sốt.
-
Quấy khóc.
-
Bỏ ăn.
-
Chảy nước mũi.
Hiện ho gà là bệnh lý rất ít gặp hiện nay bởi đã có vắc xin phòng ngừa. Triệu chứng điển hình của bệnh là trẻ xuất hiện cơn ho dai dẳng, kéo dài. Bên cạnh đó, bệnh còn có các biển hiện khác như sốt, nôn trớ, có thể ngưng thở,... Bệnh cần điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng, gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng điển hình của ho gà là trẻ xuất hiện cơn ho dai dẳng, kéo dài từ 15 - 20 ngày
Để biết chính xác trẻ bị ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chứng năng hợp lý, từ đó chẩn đoán xác định và bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ.
2. Khi nào trẻ bị ho kéo dài cần đi khám?
Nếu trẻ bị ho kéo dài mà không khỏi, tốt nhất cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ ho và kèm theo các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
3. Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị ho kéo dài
3.1. Cách phòng ngừa
Để tránh trẻ bị ho kéo dài, cha mẹ cần làm những việc sau:
-
Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh.
-
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại hoa quả có chứa vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại hoa quả có chứa vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ
-
Tiêm ngừa cảm cúm cho trẻ.
-
Ra đường cần đeo khẩu trang để tránh virus, vi khuẩn cũng như khói bụi.
-
Cần cho trẻ vận động hợp lý ở ngoài trời, nhất là khi có nắng để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
-
Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ hàng ngày.
-
Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi ăn.
3.2. Chăm sóc trẻ bị ho kéo dài
Ngoài thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách để tình trạng ho kéo dài nhanh chóng cải thiện hơn. Cụ thể:
-
Cho trẻ ăn và bú thành nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi dẫn đến khó khăn trong ăn uống cần làm thông thoáng mũi. Với trẻ lớn có thể hướng dẫn trẻ hỉ mũi từng bên. Với trẻ nhỏ, có thể dùng bông mềm vệ sinh mũi cho trẻ. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc, có thể nhỏ nước muối sinh lý để việc vệ sinh dễ dàng hơn.
-
Cho trẻ uống đủ nước.
-
Có thể bổ sung cho trẻ các thảo dược trị ho an toàn như lá hẹ hấp đường phèn, tắc chưng đường phèn, mật ong,...
-
Tránh các thực phẩm có thể gây ho nhiều hơn như thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn,...
Cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có thể gây ho nhiều hơn như thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn
Cha mẹ cần chú ý tránh:
-
Tự nhỏ mũi cho con bằng các thuốc nhỏ mũi mua ở hiệu thuốc, vì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc hoặc gây ngộ độc cho trẻ.
-
Hút dịch mũi bằng miệng.
-
Dùng bông tăm ngoáy mũi bởi có thể làm niêm mạc mũi của trẻ tổn thương.
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, hội tụ các y bác sĩ hàng đầu trong ngành. Không chỉ điều trị các bệnh lý về hô hấp, chuyên khoa còn điều trị các bệnh lý như tiêu hóa, dinh dưỡng, gan mật,... Đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm sẽ đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề sức khỏe trẻ mắc phải, nâng cao hiệu quả điều trị.
Đến với MEDLATEC, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ toàn diện, cơ sở vật chất hiện đại, quy trình thăm khám nhanh gọn. Liên hệ ngay 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám online ngay hôm nay.