Đau dạ dày có bị lây không là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc khi người nhà hoặc bản thân mắc phải căn bệnh đau dạ dày khó điều trị này. Câu trả lời còn phụ thuộc vào loại đau dạ dày mà người bệnh mắc phải cũng như tác nhân gây ra.
08/07/2021 | Cách thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày theo lời khuyên của bác sĩ 03/06/2021 | Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh - lời khuyên từ chuyên gia 24/05/2021 | Đau dạ dày khi mang thai - nỗi ám ảnh khôn nguôi
1. Đau dạ dày - bệnh lý tiêu hóa phổ biến
Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp do nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau, số người mắc bệnh ở Việt Nam là rất lớn. Ở người bị đau dạ dày, khi xét nghiệm hình ảnh sẽ thấy lớp niêm mạc dạ dày có vai trò bảo vệ cơ dạ dày bị tổn thương. Tình trạng tổn thương sẽ quyết định thời gian và mức độ cơn đau.
Đau dạ dày là bệnh lý rất thường gặp hiện nay
Song đặc điểm chung của đau dạ dày là gây ra những cơn đau khó chịu, âm ỉ kéo dài rất khó khắc phục triệt để. Nguyên nhân do lớp niêm mạc dạ dày có dịch nhờn bảo vệ bởi luôn tiếp xúc với dịch vị dạ dày có độ acid cao, khả năng ăn mòn nhanh chóng. Dù tổn thương niêm mạc dạ dày nhỏ nhưng nếu không được kiêng khem hợp lý, tổn thương này không những lâu phục hồi mà còn lan rộng, viêm loét do acid dịch vị dạ dày tác động.
Ngoài đau dạ dày khó chịu, căn bệnh này còn gây nhiều triệu chứng khác như: ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, căng thẳng, xuất huyết tiêu hóa,…
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị đau dạ dày, kể cả trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người già. Trẻ nhỏ bị đau dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc chế độ ăn uống không phù hợp. Nguyên nhân gây đau dạ dày ở người lớn thường phức tạp hơn.
Đau dạ dày rất khó điều trị dứt điểm
Không nên chủ quan với đau dạ dày vì đây là căn bệnh khó chữa dứt điểm, càng kéo dài thì nguy cơ biến chứng càng cao như: xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày,… Bên cạnh đó, đau dạ dày cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm tiêu hóa gây gầy sút, thiếu dinh dưỡng.
2. Bác sĩ giải đáp: Đau dạ dày có bị lây không?
Chắc chắn không ít bệnh nhân hoặc người nhà, người thường xuyên tiếp xúc gần với bệnh nhân đau dạ dày lo lắng không biết căn bệnh này có lây không. Thực tế, khả năng lây lan của đau dạ dày còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Có đến 80% bệnh nhân đau dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác có liên quan đến vi khuẩn HP. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: lạm dụng chất kích thích, bia rượu, ăn uống không khoa học, chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, thức khuya, ăn không đúng bữa,…
Do cấu tạo đặc biệt nên vi khuẩn HP có thể tồn tại, sinh sống và phát triển trong môi trường dạ dày, chống lại acid dịch vị. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ nhân nhanh số lượng và dễ gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến đau dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP rất phổ biến song không phải chủng vi khuẩn nào cũng gây đau dạ dày. Nếu do nguyên nhân này, đau dạ dày có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn. Cần điều trị bằng liệu trình kháng sinh phù hợp mới có thể tiêu diệt và kiểm soát vi khuẩn HP gây hại dạ dày.
Đau dạ dày do khuẩn HP cần điều trị bằng kháng sinh
Còn đau dạ dày do các nguyên nhân khác không phải vi sinh vật như thói quen sống, ăn uống thiếu lành mạnh không gây lây nhiễm. Trường hợp này người lành tiếp xúc gần, thường xuyên ăn uống, ngủ nghỉ cùng cũng sẽ không bị lây bệnh. Tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra, những người cùng chung sống như nhiều thế hệ trong 1 gia đình có nguy cơ cùng bị đau dạ dày cao hơn, nguyên nhân được lý giải là do thói quen sống và ăn uống không lành mạnh.
3. Làm gì để phòng ngừa đau dạ dày?
Để phòng ngừa đau dạ dày lây nhiễm, cần biết rằng vi khuẩn HP có thể lây truyền qua 3 con đường là: Đường miệng - miệng, đường miệng - dạ dày, dạ dày - dạ dày hoặc đường phân - miệng. Kiểm soát và ngăn ngừa các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP này sẽ giúp bạn phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp chủ động phòng ngừa nhiễm khuẩn HP cũng như các loại vi sinh vật gây bệnh khác bao gồm:
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Đây là cách ngăn ngừa lây nhiễm đau dạ dày qua đường miệng - dạ dày hoặc phân - miệng, tay là nơi dễ mang mầm bệnh nhất nên đặc biệt cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Các chuyên gia khuyên nên lựa chọn loại xà phòng sát khuẩn tay sử dụng hàng ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay trước khi ăn giúp ngừa nhiễm khuẩn gây đau dạ dày
Sử dụng riêng vật dụng cá nhân
Sử dụng chung vật dụng cá nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP và các loại vi sinh vật gây bệnh khác, nhất là dùng chung với người đã bị đau dạ dày hoặc có dấu hiệu mắc bệnh. Những vật dụng này bao gồm: cốc chén, bát đũa, muỗng thìa,… Tốt nhất nếu trong gia đình bạn có người bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, nên chuẩn bị 1 phần ăn riêng để tránh gây lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho những người xung quanh.
Tránh nhai mớm thức ăn cho trẻ
Nhai mớm thức ăn là thói quen của nhiều bà mẹ để trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn hơn. Tuy nhiên nếu bản thân bị đau dạ dày hoặc có dấu hiệu, nguy cơ cao nhiễm khuẩn HP thì cần dừng ngay việc này lại. Khi nhai mớm thức ăn, vi khuẩn HP sẽ theo dịch tiết trộn lẫn với thức ăn và khiến trẻ nhiễm bệnh.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn rất non nớt nên nếu nhiễm khuẩn HP, nguy cơ mắc đau dạ dày sớm và kéo dài dai dẳng là rất cao.
Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch
Thực phẩm không được làm sạch tốt, bón phân mới có thể nhiễm khuẩn và lây bệnh cho người ăn phải. Vì thế, cần lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, tránh xa thức ăn ôi thiu hoặc để lâu mà không được bảo quản tốt.
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây đau dạ dày
Đau dạ dày có bị lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Căn bệnh này hoàn toàn có khả năng lây lan nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn HP. Thông thường, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân, trong đó có xét nghiệm vi khuẩn HP.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn bởi:
-
Khoa Tiêu hóa quy tụ nhiều bác sĩ giàu chuyên môn, y đức.
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 giúp cho kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất.
-
Có áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như Manulife, PVI,... giúp tiết kiệm tối đa chi phí điều trị cho quý khách hàng.
Liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia trong ngành.