Bạn có biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP? | Medlatec

Bạn có biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Có một thực tế dễ thấy là ở nước ta hiện nay tỷ lệ người nhiễm HP dạ dày tương đối lớn nên nỗi lo lắng về nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày của khuẩn này cũng rất cao. Vậy thực chất khuẩn này có nguy hiểm như chúng ta vẫn tưởng không và khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP?


06/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Khi nào bạn cần thực hiện sàng lọc ung thư dạ dày?
20/04/2021 | 3 nguyên nhân xuất huyết dạ dày thường gặp nhất hiện nay
11/04/2021 | Làm cách nào và ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

1. Vi khuẩn HP - những thông tin cơ bản

1.1. HP là loại vi khuẩn như thế nào

Vi khuẩn HP có hình que, chứa nhiều tiêm mao hình xoắn, phát triển trong lớp niêm mạc bên trong dạ dày, tồn tại bằng cách tiết ra Enzyme Urease trung hòa acid trong dạ dày. Chúng có thể gây đau dạ dày với các biểu hiện như: đau và nóng rát thượng vị, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, đại tiện rối loạn,... HP có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao. Nó chủ yếu lây truyền từ người qua người qua con đường miệng - miệng và lây truyền qua phân. 

1.2. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP gây ra

Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và làm cho dạ dày bị tổn thương. Nếu tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến cho axit đi qua niêm mạc dạ dày và gây viêm loét. Tình trạng viêm loét nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, xuất huyết hoặc làm cho thức ăn không tiêu hóa qua hệ thống tiêu hóa được nên gây ra nhiều vấn đề khác nhau ở bộ phận này.

khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

Khi xâm nhập vào cơ thể, HP có thể gây ra các loại bệnh lý như:

- Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Người bệnh thường không có triệu chứng gì, một số ít người có biểu hiện đầy bụng, chán ăn, buồn nôn. Thực hiện nội soi sẽ thấy một phần hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày bị viêm.

- Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính

Đây là hệ quả của viêm niêm mạc dạ dày cấp tính kéo dài. Người bệnh có thể sẽ bị viêm teo tại vùng hang vị dạ dày gây tăng hoặc làm bình thường bài tiết axit dạ và hệ quả là loét hành tá tràng. Hoặc cũng có thể người bệnh bị viêm teo hang vị lan lên thân vị, thậm chí còn viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày gây loét và ung thư dạ dày.

- Loét dạ dày tá tràng

Bệnh này thường gặp ở người trên 40 tuổi với kích thước vết loét trên 0.5cm, hay loét ở phía bờ cong nhỏ, nhất là vùng nối giữa thân vị với hang vị. Loét tá tràng ở độ tuổi 20 - 50 tuổi thường xảy ra ở phần đầu tá tràng. Bệnh dễ gây biến chứng chảy máu nhiều lần, thủng dạ dày tá tràng.

- Ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây viêm niêm mạc dạ dày mạn tính và làm giảm hoặc mất các tuyến bình thường của dạ dày để xuất hiện tình trạng viêm teo, dị sản ruột. Mức độ viêm teo và dị sản ruột phụ thuộc vào bản thân người bệnh và độc lực của chủng HP xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là lý do giải thích cho việc không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày.

- Chứng khó tiêu chức năng

Người bệnh có dấu hiệu đau hoặc nóng rát thượng vị, đầy bụng, ăn nhanh no,... Những triệu chứng này thường thuyên giảm sau ăn 30 phút - 2 giờ.

- U lympho B niêm mạc dạ dày

Đây là bệnh xuất phát tại biểu mô niêm mạc dạ dày. Thông thường bệnh có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

1.3. Cách thức phát hiện sự tồn tại của HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể được phát hiện bằng các cách:

Nội soi tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

Nội soi tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

- Nội soi dạ dày tá tràng kèm theo phản ứng Clo test.

- Test hơi thở C13.

- Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên vi khuẩn HP.

- Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên kháng thể (không phổ biến).

2. Khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP

2.1. Vi khuẩn HP - lợi hay hại

Thực tế cho thấy hầu hết những ai trên độ tuổi 50 đều có vi khuẩn HP và tình trạng nhiễm khuẩn này cũng tương đối phổ biến ở người trẻ. Mặt khác, chỉ một số chủng HP mới có khả năng gây ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần nhìn loại khuẩn này dưới 2 khía cạnh và khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP cũng nên dựa vào 2 khía cạnh ấy.

Có đến 80% số người nhiễm HP không đau dạ dày. Khuẩn này chỉ có hại đối khi chúng gây ra bệnh dạ dày còn với những người không bị lý này thì nó lại có một số điểm. Cụ thể như: khi điều trị HP sẽ làm tăng nồng độ hormonE renin kích thích thèm ăn, làm tăng cân không mong muốn do ăn ngon miệng hơn trước đó rất nhiều. Thêm vào đó, đối với bệnh tiểu đường và hen phế quản thì nhiều nghiên cứu còn thấy nhóm người nhiễm HP lại ít mắc hơn nhóm người không nhiễm vi khuẩn HP.

2.2. Các trường hợp cần điều trị vi khuẩn HP

Để trả lời câu hỏi khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP cần xem xét các yếu tố thực tế lâm sàng. Hiện nay, giới y khoa thống nhất rằng việc điều trị vi khuẩn HP chỉ nên thực hiện trong các trường hợp:

Bác sĩ giải thích cho bệnh nhân biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP

Bác sĩ giải thích cho bệnh nhân biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP

- Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP khiến lớp niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn.

- Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa tìm ra nguyên nhân.

- Bị chứng khó tiêu chức năng.

- Có khối u dạ dày.

- Ung thư dạ dày giai đoạn muộn đã phẫu thuật.

- Người sinh ra trong gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày.

- Viêm teo niêm mạc dạ dày.

- Người phải làm việc ở môi trường có nguy cơ đối với bệnh ung thư dạ dày như khai thác chì, than,…

- Trào ngược dạ dày thực quản trong thời gian dài.

- Bị thiếu vitamin B12 hoặc sắt mà không tìm ra nguyên nhân.

Như đã nói ở trên, không phải mọi trường hợp bị HP đều có thể gây ung thư và HP cũng không hoàn toàn có hại cho cơ thể. Vì thế muốn biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP cụ thể cho từng bệnh nhân, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và trả lời chính xác. Vi khuẩn HP có thể được điều trị khỏi hoàn toàn khi tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ nên cũng không quá đáng lo. 

Nếu vẫn còn băn khoăn không biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP trong trường hợp của mình, bạn có thể gọi tới tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chia sẻ cùng chuyên viên y tế các vấn đề mà mình đang gặp phải, tin rằng bạn sẽ nhận được những lời khuyên xác đáng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp