Khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, người bệnh rất khó để nhận biết về những bất thường trong cơ thể. Phần lớn, bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi các triệu chứng đã rõ ràng. Vậy làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
22/05/2021 | Bạn nên biết: vi khuẩn HP khi nào gây ung thư dạ dày? 21/05/2021 | Bạn có biết khi nào cần tiến hành điều trị vi khuẩn HP? 14/04/2021 | Vì sao nhiễm vi khuẩn HP - Những triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP 11/04/2021 | Làm cách nào và ăn gì để diệt vi khuẩn HP?
1. Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm loét dạ dày
Hiện nay, trong số những bệnh lý về đường tiêu hóa thì viêm loét dạ dày tá tràng được đánh giá là bệnh rất phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và biến chứng thành ung thư dạ dày. Đây là bệnh mà có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường gặp ở nhóm người đang trong độ tuổi 30 đến 35.
Giai đoạn đầu, rất khó nhận biết nhiễm khuẩn Hp thông qua triệu chứng
Vi khuẩn HP hay còn được gọi là Helicobacter Pylori, phát triển trong dạ dày của chúng ta và là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Cụ thể, loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra chất urease có khả năng tấn công thành niêm mạc dạ dày và làm tổn thương, viêm loét dạ dày.
Trong môi trường axit của dạ dày, khuẩn Hp có một điều kiện khá thuận lợi để phát triển. Đặc biệt, những người ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, từ đó khiến cho khuẩn bệnh này phát triển mạnh mẽ hơn.
Đây là căn bệnh mà cần phải điều trị dứt điểm để tránh nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng ung thư. Tuy nhiên, do tính phổ biến của loại vi khuẩn này nên rất nhiều người còn đang rất chủ quan với bệnh.
Vi khuẩn HP dạ dày rất khó điều trị vì nó có thường phát triển mạnh mẽ ở nhiều điều kiện khác nhau. Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp có thể lây sang cho người khác qua những con đường sau:
Lây khuẩn bệnh khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bị bệnh. Trong trường hợp, bạn dùng chung bát đũa, cốc uống nước,… hay một số đồ dùng cá nhân khác của người bệnh thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.
Khuẩn Hp cũng có thể tồn tại trong chất thải của người bệnh và trong trường hợp bệnh nhân không vệ sinh tay kỹ sau khi đi vệ sinh thì nguy cơ lây truyền bệnh sang cho người khác là rất cao.
Một trường hợp khác có thể hiếm gặp hơn, vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe qua những thiết bị nội soi dạ dày hoặc một số dụng cụ nội soi tai mũi họng nếu như những dụng cụ này không được vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, nếu khuẩn Hp tồn tại trong môi trường thì khi những con vật như ruồi, gián,… bám vào thức ăn, thì chúng cũng có thể trở thành vật trung gian gây bệnh.
2. Phải làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày?
2.1. Nhận biết qua một số triệu chứng cụ thể
Thông thường, rất khó để nhận biết vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày bằng những triệu chứng cụ thể. Phải đến khi, khuẩn bệnh đã khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn thì người bệnh mới xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Một số triệu chứng cho thấy, bạn có thể đang bị viêm loét dạ dày:
-
Xuất hiện tình trạng đau vùng thượng vị, đôi khi cảm thấy bỏng rát vùng thượng vị.
-
Sau khi ăn tối, hoặc về đêm khi bụng trống rỗng, những cơn đau dạ dày sẽ trở nên rõ ràng hơn.
-
Người bệnh gặp phải những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội nhưng sau đó lại có thể tự hết mà không cần điều trị.
-
Bệnh nhân có tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, hay nôn khan vào buổi sáng.
-
Chán ăn, đầy bụng.
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
-
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng khó nuốt, thiếu máu, trong phân có máu.
2.2. Xác định vi khuẩn gây bệnh bằng những phương pháp xét nghiệm
Cách chính xác nhất để xác định vi khuẩn Hp có phải là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hay không là thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần tránh sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 4 tuần trước khi thực hiện xét nghiệm. Dưới đây là những xét nghiệm cụ thể:
Xét nghiệm hơi thở để tìm khuẩn Hp
Xét nghiệm hơi thở: Hiện nay, đây là phương pháp khá phổ biến. Bệnh nhân sẽ được uống loại chất lỏng đặc biệt và không có hại cho cơ thể. Say đó, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu hơi thở để xác định có vi khuẩn Hp hay không.
Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp: Bệnh nhân có thể tự lấy phân tại nhà và bảo quản mẫu bệnh phẩm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, cần đựng mẫu xét nghiệm trong túi nilon chuyên dụng để tránh nguy cơ khuẩn bệnh có thể lan ra môi trường bên ngoài. Bệnh nhân cũng không nên để phân lẫn với nước tiểu, để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy mẫu phân và cho một chất tạo màu vào đó, nếu phân chuyển sang màu xanh dương thì người bệnh đã nhiễm khuẩn Hp.
Phương pháp nội soi: Đây là phương pháp có thể mang lại kết quả chính xác nhất. Người bệnh sẽ được thực hiện nội soi dạ dày bằng hình thức như sau: Một ống nhỏ có gắn camera sẽ được luồn vào trong dạ dày, có nhiệm vụ giúp bác sĩ tìm được vị trí viêm loét do khuẩn bệnh gây ra và lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp.
Tìm khuẩn Hp bằng xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu huyết thanh của bệnh nhân. Sau đó, đo kháng thể kháng Hp. Kết quả sẽ cho ra những thông số và từ đó bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân có đang nhiễm khuẩn Hp hay không.
Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.