Đau dạ dày là tình trạng khá thường gặp và đang ngày càng phổ biến ở nước ta do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, hậu quả của thuốc kháng sinh, truyền dịch không đúng cách,… Đau dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Vậy đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh và nên kiêng gì?
01/06/2021 | Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày? 27/05/2021 | Giải đáp băn khoăn: Khi nào thì cần siêu âm dạ dày? 24/05/2021 | Đau dạ dày khi mang thai - nỗi ám ảnh khôn nguôi
1. Đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh - lời khuyên của chuyên gia
Chế độ ăn uống tốt có vai trò đặc biệt quan trọng với bệnh nhân bị đau dạ dày, nó có thể hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau và các triệu chứng khác. Ngược lại, nếu ăn uống không tốt, tình trạng đau dạ dày có thể nghiêm trọng hơn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Đau dạ dày ngày càng phổ biến hiện nay
Bệnh nhân đau dạ dày nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng chữa lành vết loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tiết acid dạ dày.
Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin và khoáng chất giúp cải thiện triệu chứng đau dạ dày cho người bệnh, tổn thương cũng nhanh phục hồi hơn. Dưới đây là những thực phẩm tốt giúp bệnh nhân đau dạ dày nhanh khỏi bệnh.
1.1. Chuối
Chuối là loại quả đứng đầu trong nhóm thực phẩm giúp điều trị cho bệnh nhân đau dạ dày bởi:
-
Ăn chuối giúp trung hòa hàm lượng acid trong dịch dạ dày, giảm sưng viêm trên tổn thương sẵn có của niêm mạc dạ dày.
-
Giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng dạ dày và đường ruột.
-
Bổ sung Kali có tác dụng giảm huyết áp, giảm Natri tích tụ ảnh hưởng đến cân bằng nước, huyết áp và bảo vệ mạch máu.
-
Cung cấp chất pectin - dạng chất xơ hòa tan giúp đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón đi cùng với đau dạ dày.
1.2. Nhóm các thực phẩm khô
Thực phẩm tinh lọc không nên sử dụng với bệnh nhân đau dạ dày, thay thế vào đó là những thực phẩm khô như gạo lứt, nếp lứt, các loại đậu, bắp, hạt điều, hạt bí nguyên hạt, mè,…
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều các loại hạt khô
Những loại hạt khô này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu chất xơ, chất khoáng và các Vitamin nhóm B. Những chất này cần thiết cho nhu động ruột thực hiện chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, trong hạt khô chứa nhiều nhóm chất chống oxy hóa tốt, có tác dụng bảo vệ lớp màng niêm mạc của dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn lành mạnh với các loại hạt này giúp đẩy lùi chứng rối loạn tiêu hóa và đau, viêm loét dạ dày.
1.3. Táo
Bên cạnh chuối thì táo cũng là loại quả tốt, có hiệu quả cao trong thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trong lớp ngoài vỏ táo, chất pectin có khả năng hòa tan, giãn nở khi gặp nước, vì thế khi vào dạ dày sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bài tiết.
Táo giúp ích cho những bệnh nhân đau dạ dày đi kèm với táo bón, giúp giảm quá tải cho dạ dày khi làm việc quá sức cùng với tổn thương sẵn có. Một ly sinh tố táo hoặc món mứt táo yêu thích xuất hiện thường xuyên hàng ngày sẽ cải thiện bệnh đau dạ dày đáng kể.
1.4. Bánh mì nướng
Bánh mì nói chung là thực phẩm tốt mà bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều hơn, nó có tác dụng cân bằng acid dạ dày, giảm viêm sưng và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bánh mì đi kèm với bơ, mứt, sữa ngọt,… chứa lượng chất béo lớn lại không giúp dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn.
Trà thảo dược giúp giảm nhẹ triệu chứng đau dạ dày
1.5. Trà thảo dược
Các thức uống caffein không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, song các loại trà thảo dược không chứa caffein lại có tác dụng tích cực. Uống trà thảo dược hàng ngày giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế triệu chứng đau nhức, đầy bụng, khó chịu.
Đặc biệt các loại trà chiết xuất từ hoa cúc đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong cải thiện tình trạng đau nhức, viêm nhiễm dạ dày. Nếu bạn thích các loại trà bạc hà, hãy lưu ý kiểm soát lượng dùng bởi nó có thể khiến cơ vòng thực quản dưới co giãn, tăng acid dạ dày.
1.6. Gừng
Hãy tập thói quen thêm gừng vào thực phẩm chế biến hoặc uống một ly trà gừng mỗi ngày, hệ tiêu hóa của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Đặc biệt ở những người bị đau dạ dày, đây là cách đơn giản để giảm đau cũng như giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
1.7. Nước dừa
Nước dừa được đánh giá là chất lỏng tinh khiết thứ hai chỉ sau nước tinh khiết, nó chứa hàm lượng lớn các loại ion khoáng chất như Mg, Ca, Ka,… Những chất khoáng này có lợi cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân đau dạ dày sẽ cải thiện được triệu chứng, giảm vấn đề về tiết niệu cũng như hoạt động của vi khuẩn.
1.8. Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng lớn probiotic, có tác dụng tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày giúp bạn ăn ngon miệng hơn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, sản sinh lactase cải thiện chức năng tiêu hóa,…
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn nhiều sữa chua hơn
1.9. Đậu bắp
Đậu bắp là loại quả thường xuất hiện vào những ngày hè, các chuyên gia cũng đánh giá loại quả này có tác dụng tốt trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dạ dày. Trong đậu bắp chứa nhiều dưỡng chất tốt như Vitamin B, C, E, Carotene, pectin, các hoạt chất tốt,… giúp tổn thương dạ dày nhanh hồi phục hơn.
Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp kết hợp với các chất khác trong dạ dày sẽ tạo thành lớp bảo vệ quanh vết viêm loét, tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho tình trạng đau dạ dày được cải thiện tốt hơn.
2. Thực phẩm nên kiêng cho bệnh nhân đau dạ dày
Bên cạnh những thực phẩm tốt thì bệnh nhân đau dạ dày nên hạn chế những thực phẩm có hại như:
2.1. Các món ăn cay, nóng
Đây là nhóm thực phẩm quan trọng nên hạn chế cho bệnh nhân đau dạ dày, nó sẽ kích thích và làm tổn thương trầm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày.
2.2. Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Thức ăn chứa hàm lượng chất béo, dầu mỡ quá lớn là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón, khó tiêu và dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ những thức ăn này.
Hạn chế tối đa chất kích thích khi bị đau dạ dày
2.3. Chất kích thích
Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine người bị đau dạ dày nên hạn chế hoàn toàn.
2.4. Món muối chua
Các món muối chua như dưa muối, kim chi, cà muối,… được rất nhiều người yêu thích, song nó là nguyên nhân khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao.
Nắm được đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh sẽ giúp bệnh nhân đau dạ dày chăm sóc bản thân tốt hơn, giảm triệu chứng và hồi phục nhanh chóng.