Cùng mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh | Medlatec

Cùng mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh

Sốt ở trẻ sơ sinh là một vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vì hiện tượng trẻ bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phần lớn các bậc cha mẹ đều gặp khó khăn khi phân biệt trẻ sốt do bệnh lý thông thường hay sốt do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chỉ cần một chút chủ quan hoặc xử lý sai cách cũng có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn.


22/11/2021 | Mẹ phải làm sao khi phát hiện dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
04/11/2021 | Bác sĩ giải đáp: Trẻ sốt phát ban phải làm sao?
27/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Trẻ sốt virus có tắm được không?
11/10/2021 | Cẩm nang cần cho mọi phụ huynh: trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì

1. Những nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh 

Sốt là tình trạng phản ứng của cơ thể cơ thể đang chống chọi với bệnh tật, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động. Thông thường trẻ bị sốt do vi khuẩn hoặc virus. Vào những thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ lạnh chuyển sang nóng hoặc từ nóng chuyển sang lạnh đều khiến cho virus hoạt động thuận lợi, sinh sôi phát triển. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ lại chưa hoàn thiện. Do đó, khi sống trong môi trường khí hậu thường xuyên thay đổi như vậy sẽ khiến trẻ dễ bị virus tấn công và gây sốt. 

Trẻ sốt do nhiễm virus sốt xuất huyết

Trẻ sốt do nhiễm virus sốt xuất huyết

Bên cạnh đó, sốt ở trẻ sơ sinh có thể do tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não,… Đây đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.  

Ngoài những nguyên nhân gây sốt phía trên, trẻ nhỏ còn có thể bị sốt vì những nguyên nhân sau đây: 

- Phản ứng sau tiêm: Trẻ nhỏ cần tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm của Bộ Y tế để có hệ miễn dịch tốt nhất, phòng tránh được một số loại bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiêm, cha mẹ thường rất lo lắng vì phản ứng sau tiêm của trẻ. Sau khi tiêm, phản ứng phổ biến nhất chính là trẻ có thể bị sốt. Tùy mỗi trường hợp, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá vì đây là phản ứng đã được nhà sản xuất tính đến. Mẹ có thể chườm khăn ấm, nới lỏng quần áo để giúp con hạ sốt. Trong trường hợp con không thể cắt sốt và kèm theo những biểu hiện nghiêm trọng, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Trẻ có thể sốt do mọc răng

Trẻ có thể sốt do mọc răng

- Trẻ mặc quần áo quá nhiều trong ngày nắng nóng cũng khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng cao.  

- Trẻ cũng có thể sốt do mọc răng. Đối với những trường hợp sốt do mọc răng, trẻ thường sốt nhẹ nên mẹ không cần lo lắng quá. 

2. Dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh 

Để nhận biết rõ nhất dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho con. Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38 độ C. Mẹ có thể đo thân nhiệt cho con ở nhiều vị trí khác nhau chẳng hạn như đo bằng đường miệng, đo qua trực tràng, đo ở nách hoặc thái dương của bé. Tuy nhiên, đo ở trực tràng sẽ cho kết quả chính xác nhất và cũng là phương pháp dễ thực hiện nhất ở trẻ sơ sinh. 

Khi thực hiện đo trực tràng mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh nhiệt kể sạch sẽ. Tốt nhất mẹ hãy rửa bằng nước sát khuẩn hoặc cũng có thể lau bằng cồn. Cách đo như sau: Đặt bé nằm sấp hoặc nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng đưa nhiệt kế vào lỗ trực tràng của bé và giữ khoảng 2 phút. 

Trẻ hay quấy khóc khi sốt

Trẻ hay quấy khóc khi sốt

Mẹ lưu ý nên đo thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế điện tử, tránh dùng nhiệt kế thủy ngân. Nếu không may bị vỡ sẽ rất nguy hiểm vì khi tiếp xúc với thủy ngân trẻ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.  

Ngoài tình trạng sốt cao, bé có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường khác như: Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt, ăn uống kém, ngủ không ngon, trẻ không thích chơi đùa với mọi người xung quanh, thậm chí để trẻ sốt cao quá còn kèm theo hiện tượng co giật, li bì, hôn mê. 

3. Khi nào mẹ cần liên hệ với bác sĩ? 

Trẻ sơ sinh rất hay bị ốm do sức đề kháng của trẻ còn kém. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên coi thường vấn đề này. Mẹ hãy cập nhật những kiến thức cơ bản để chăm sóc con tốt nhất. Trên thực tế, nhiều trường hợp chăm sóc con sai cách, hoặc đưa trẻ đến bệnh viện quá muộn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Mẹ nên đưa con đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thườngMẹ nên đưa con đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường

Nếu trường hợp sốt nhẹ và không có biểu hiện nghiêm trọng, mẹ có thể dùng một số biện pháp chăm sóc để giúp trẻ hạ sốt như chườm nước ấm, dùng khăn ấm lau vùng nách và bẹn cho bé, nới lỏng quần áo cho bé, cho bé bú nhiều hơn, bổ sung dinh dưỡng với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm,… Trong trường hợp muốn cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, mẹ cần liên hệ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Không được tự ý dùng thuốc để tránh nguy hiểm cho con. 

Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến khám tại các bệnh viện: 

- Bé biếng ăn, bỏ bú, từ chối những cữ bú liên tiếp. 

- Bé quấy khóc nhiều hơn hoặc ngủ li bì, thay đổi hành vi.

- Rốn hoặc dương vật bé tấy đỏ hay chảy mủ hoặc chảy máu.

- Trẻ bị sốt kéo dài, đã áp dụng những biện pháp hạ sốt mà không cắt cơn sốt thì mẹ cũng nên liên hệ ngay với các bác sĩ. 

- Bé sốt kèm theo hiện tượng tiêu chảy, phân lỏng, tần suất đi ngoài nhiều cũng là lúc mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Tránh để con mất nước quá nhiều gây nguy hiểm cho bé. 

- Bé thường xuyên nôn trớ.

- Nếu con có biểu hiện quấy khóc, khóc không ra nước mắt, khô miệng, tiểu ít,… mẹ cần đưa con đi khám sớm vì đây chính là những biểu hiện trẻ đang bị mất nước, Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Trên đây là một số kiến thức về sốt ở trẻ sơ sinh. Hi vọng qua những thông tin trên, cha mẹ sẽ tích lũy được những kiến thức cơ bản để chăm sóc con tốt hơn. Hoặc mẹ có thể gọi đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56  để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp