Sốt cao là hiện tượng không thể chủ quan ở trẻ vì nếu không được chăm sóc và xử trí đúng cách, kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Đặc biệt, trong mùa dịch như hiện nay thì hạ sốt cho trẻ tại nhà đúng cách càng trở thành mối bận tâm chung của hầu hết phụ huynh. Vậy trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì, bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp băn khoăn ấy.
10/10/2021 | Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử trí khi trẻ bị sốt 28/09/2020 | Trẻ bị sốt amidan có nguy hiểm không và cách hạ sốt hiệu quả 29/07/2020 | Cha mẹ nên biết: trẻ bị sốt phát ban kiêng gì?
1. Nguyên nhân trẻ bị sốt là gì, khi nào được xem là sốt
1.1. Thế nào là sốt
Trẻ được xem là sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn so với mức bình thường. Nói cụ thể hơn thì trẻ em được xác định là sốt khi nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) vượt quá 38 độ C. Sốt không phải là bệnh mà là cách cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, sốt cao cần cảnh giác vì nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
1.2. Vì sao trẻ bị sốt
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sốt là do các nguyên nhân sau:
Trẻ sốt cao trong mùa dịch khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
- Viêm nhiễm đường hô hấp trên.
- Cảm cúm.
- Sốt phát ban.
- Đường tiết niệu hoặc thận bị nhiễm trùng.
- Một số bệnh thường gặp: ho gà, thủy đậu.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ em tăng thân nhiệt sau khi chơi ngoài trời nắng quá lâu, mặc quần áo quá nhiều, tiêm chủng, mọc răng,...
1.3. Cách kiểm tra và nhận diện trẻ bị sốt
Trẻ được gọi là sốt khi đo nhiệt độ tại tai hoặc hậu môn cho kết quả ≥ 38 độ C, đo nhiệt độ ở miệng hoặc nách cho kết quả ≥ 37.5 độ C. Để xác định chính xác kết quả này tốt nhất cha mẹ nên dùng nhiệt độ điện tử cho trẻ theo cách:
- Trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi: chỉ đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
- Trẻ trên 2 - dưới 5 tuổi: chỉ đo nhiệt độ hậu môn hoặc nhiệt độ nách.
- Trên 5 tuổi: nên đo nhiệt độ ở miệng.
Hiện nay để tiện lợi và không khiến trẻ khó chịu, nhiều cha mẹ chọn cách dùng dụng cụ đo hồng ngoại để kiểm tra nhiệt độ cho trẻ nhưng thực tế dụng cụ này cho kết quả không chính xác vì nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dụng cụ cũng như kỹ thuật đo nên dễ sai số.
2. Khi trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì để nhanh chóng hạ sốt
2.1. Sốt như thế nào thì chưa nghiêm trọng
Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn biết khi trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì nhưng lại không biết thế nào là sốt cao. Các chuyên gia y tế chia sẻ, trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi được xem là sốt cao khi nhiệt độ đo ở nách hoặc hậu môn là trên 39 độ C.
Paracetamol hay được dùng để hạ sốt cho trẻ nhưng cha mẹ cần lưu ý về liều lượng phù hợp với độ tuổi
Đối với trẻ trên 3 tuổi, sốt có thể không nghiêm trọng nếu quan sát vẫn thấy trẻ có các biểu hiện:
- Thích chơi đùa nghịch.
- Ăn không kém đi.
- Trạng thái tâm lý bình thường.
- Màu da trẻ vẫn bình thường.
- Vẫn đi tiểu tiện bình thường.
2.2. Biện pháp giúp trẻ hạ sốt tại nhà
2.2.1. Dùng thuốc hạ sốt
Không phải bất kỳ khi nào trẻ sốt đều nên dùng thuốc hạ sốt. Vậy trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì? Nếu trẻ sốt mà đo nhiệt độ nách thấp hơn 38 độ C thì cha mẹ không nên dùng hạ sốt cho trẻ mà nên dùng các biện pháp hỗ trợ như: nới lỏng áo quần, chườm ấm,... Tuy nhiên, đối tượng cần lưu ý là trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu khi đo nhiệt độ ở hậu môn trên 38 độ C thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay bởi đôi khi chỉ một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Cha mẹ có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol khi nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn trên 38.5 độ C, khoảng cách mỗi lần dùng là 4 - 6 giờ và trong 24 giờ tuyệt đối không dùng quá 5 lần. Liều lượng dùng thuốc này như sau:
- Trẻ dưới 1 tuổi hoặc 5 - 8kg: hàm lượng thuốc là 80mg/lần.
- Trẻ 1 - 3 tuổi hoặc 10 - 15kg: hàm lượng thuốc là 150mg/lần.
- Trẻ 4 - 6 tuổi hoặc 16 -25kg: hàm lượng thuốc là 250mg/lần.
Paracetamol có rất nhiều chế phẩm hoặc dạng bào chế khác nhau nên khi tìm hiểu trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì cha mẹ cần nhớ: nếu đã dùng một loại thuốc có chứa thành phần paracetamol thì không được dùng loại khác cũng có hoạt chất này nữa.
Ngoài Paracetamol thì Ibuprofen cũng là một loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ được sản xuất dưới nhiều dạng chế phẩm khác nhau. Liều dùng khuyến cáo là 10mg/kg/lần. Khoảng cách giữa mỗi lần uống là 6 giờ. Tuy nhiên, với loại thuốc này cha mẹ cần có sự tham khảo ý kiến bác sĩ mới nên sử dụng. Đặc biệt, khi nghi ngờ trẻ sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng Ibuprofen.
Tổng đài tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp cha mẹ tháo gỡ băn khoăn trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì
Sau khi dùng thuốc hạ sốt khoảng 30 phút - 1 tiếng trẻ sẽ dần dần hạ sốt. Nếu vượt quá khoảng thời gian này mà trẻ không có dấu hiệu hạ sốt hoặc thậm chí còn sốt cao hơn thì cần đưa trẻ đến viện ngay. Cha mẹ cũng không cần chườm ấm cho trẻ sau khi dùng thuốc vì hầu hết trẻ đã dùng thuốc là sẽ hạ sốt vì làm vậy dễ khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn. Việc chườm ấm chỉ nên thực hiện khi đã dùng thuốc 30 phút mà trẻ vẫn còn sốt cao.
2.2.2. Bù nước
Thường thì cha mẹ hay có thói quen cho trẻ dùng dung dịch oresol khi bị sốt. Tuy nhiên, khi trẻ không sốt kéo dài và liên tục thì việc này cũng không cần thiết vì nhiều trẻ không hề thích uống dung dịch này. Cha mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách dùng nước lọc, nước ép trái cây,...
2.2.3. Một số biện pháp hỗ trợ khác
Xử lý trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì nữa cha mẹ cũng có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ như:
- Nới lỏng quần áo, để cho vùng da bụng, da chân, da tay trẻ được hở ra. Việc làm này sẽ giúp cơ thể nhanh hạ nhiệt hơn.
- Dùng nước ấm lau người cho trẻ ở phần nách, cổ, bẹn, trán. Lau 1 phút/lần hay thấy da khô là lại lau cho đến khi thấy da mát trở lại. Trong quá trình lau cha mẹ cần nhớ không được làm ướt tóc và quần áo của trẻ.
- Tăng chất đạm và vitamin trong khẩu phần dinh dưỡng của trẻ.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc và giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ.
2.2.4. Thời điểm nên đưa trẻ đến bệnh viện
Trong quá trình chăm sóc trẻ sốt cao tại nhà vào mùa dịch, cha mẹ cần lưu ý nếu thấy các biểu hiện sau thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt:
- Quấy khóc liên tục và khó chịu không có dấu hiệu dừng lại.
- Li bì, uể oải kéo dài.
- Da nổi đốt tím như vết bầm hoặc phát ban đỏ.
- Tím tái lưỡi, môi, móng tay.
- Có hiện tượng phồng, xẹp thóp bất thường.
- Trẻ kêu đau đầu dữ dội.
- Bước đi không vững.
- Có dấu hiệu khó thở.
- Chảy nước dãi nhiều, đầu cúi về trước.
- Bị đau bụng.
- Bị co giật.
Trẻ sốt cao mùa dịch luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh nhưng không vì thế mà chúng ta mất bình tĩnh dẫn đến xử trí sai cách. Nếu những chia sẻ trên đây vẫn chưa giúp bạn biết được trẻ sốt cao mùa dịch phải làm gì, đừng chần chừ gọi hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bằng kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của mình, chúng tôi tự tin sẽ đồng hành cùng cha mẹ để tìm ra biện pháp xử trí an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ.