Công dụng dược lý ít ai biết tới của đậu rồng | Medlatec

Công dụng dược lý ít ai biết tới của đậu rồng

Đậu rồng là một loại rau được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Loài rau này không những phong phú về thành phần dinh dưỡng mà còn được ứng dụng trong điều trị bệnh rất hiệu quả. Nếu bạn chưa biết về đặc điểm hình thái và công dụng của đậu rồng thì bài viết sau sẽ là nguồn tư liệu thú vị cho bạn.


14/11/2022 | Đậu phộng và những lợi ích tuyệt vời bạn không nên bỏ qua
05/11/2022 | Cần chú ý gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng mầm đậu nành?
28/08/2022 | Cẩm nang sức khỏe: uống nước đậu đen có tác dụng gì?

1. Sơ lược về đậu rồng

1.1. Địa điểm phân bố của đậu rồng

Đậu rồng còn có nhiều tên gọi khác là đậu vuông, đậu khế, đậu Manila, đậu Goa,... là một giống cây thuộc họ đậu. Mảnh đất sinh ra đậu rồng là Châu Phi, New Guinea. Sau đó đậu rồng được khắp nơi trên thế giới du nhập, đặc biệt là những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines,... Trong đó nơi có mật độ đậu rồng dày đặc nhất phải kể đến Indonesia. 

Ở Việt Nam đậu rồng được trồng nhiều ở Hải Phòng, Hà Nội và cả các tỉnh phía Nam. Người dân thường dùng đậu rồng như một món ăn quen thuộc hàng ngày vì tính bổ dưỡng và thơm ngon của loại rau này.

1.2. Đặc điểm sinh thái

Đậu rồng thuộc nhóm thực vật thân thảo leo, có thể đạt chiều dài vươn tới 3m, rễ của cây là dạng củ phình to. Cây có lá hình tam giác, từ các kẽ lá mọc ra thành từng chùm hoa, mỗi chùm là 3 - 5 bông sắc trắng hoặc tím. Quả của cây đậu rộng hình dọc, trung bình dài khoảng 10cm, màu vàng xanh chứa rất nhiều hạt bên trong với đủ màu sắc khác nhau. 

Đậu rồng khô (trái) và đậu rồng tươi (phải)

Đậu rồng khô (trái) và đậu rồng tươi (phải)

Đậu rồng ưa sống ở những nơi đất mùn màu mỡ, hoặc đất thịt nhẹ cát pha, vừa thông thoáng lại có độ thoát nước tốt. Khi trồng nên lựa chọn những hạt chắc khỏe, màu nâu sẫm, bóng bẩy, to tròn và đạt chất lượng thì mới cho năng suất cao. Bên cạnh đó cần chú ý về vấn đề chăm sóc và tưới tiêu, đảm bảo đủ độ ẩm ổn định cho cây, tránh để ngập úng, thối rữa hoặc khô hạn quá mức. 

Ở miền Bắc người ta thường thu hái đậu rồng vào khoảng tháng 6 để tránh thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Trái lại trong miền Nam có thể trồng và thu hoạch đậu rồng quanh năm.

1.3. Thành phần dinh dưỡng

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thành phần hóa học của đậu rồng thực sự rất phong phú và đa dạng. Trung bình trong 100g đậu rồng sẽ chứa:

  • 29,65g protein (gần bằng với lượng protein có trong đậu nành), 41,7g carbohydrate, 25,9g chất xơ, 409 kcal;

  • Các loại vitamin như vitamin A, B, C và chất chống oxy hóa;

  • Rất nhiều khoáng chất có lợi như canxi, sắt, mangan, kali, magie, natri, photpho, kẽm, folate,...;

  • Phần củ của đậu rồng vị ngọt, chứa nhiều đường và tinh bột, lượng protid còn cao hơn khoai lang và khoai tây;

  • Lá cây cung cấp nhiều vitamin Cvitamin A đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của con người.

2. Đậu rồng và những ích lợi Y khoa 

Nhờ sở hữu thành phần dưỡng chất phong phú nêu trên mà đậu rồng đã trở thành một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể:

Đậu rồng rất tốt cho sức khỏe thai phụ: 

nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong đậu rồng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tăng khả năng nhận thức và phát triển của não bộ, phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong 100g quả đậu rồng có thể chứa 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày, đây là chất tham gia vào quá trình phân bào và tổng hợp ADN của thai nhi. Protein do đậu rồng cung cấp còn giúp trẻ sinh ra sẽ được thừa hưởng nguồn sữa mẹ chất lượng hơn;

Làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường miễn dịch: 

Trong đậu rồng là một hàm lượng chất chống oxy hóa cực kỳ lớn, nhất là vitamin C - một thành phần không thể thiếu tham gia vào quá trình hình thành collagen,  tái tạo các mô liên kết giúp da luôn căng mịn, đàn hồi. Ngoài ra vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh  từ bên ngoài. 

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất nên đậu rồng còn là một vị thuốc quý

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất nên đậu rồng còn là một vị thuốc quý

Phù hợp với người đang giảm cân, ngừa táo bón

Theo các nghiên cứu, đậu rồng cũng là một loại rau có ít calo và nhiều chất xơ. Khi chúng ta dung nạp chất này vào cơ thể sẽ có tác dụng làm chậm lại sự hấp thu chất béo và chất đường, từ đó giúp ổn định đường huyết, phù hợp với những bệnh nhân đang bị thừa cân, rối loạn mỡ máu  và bị tiểu đường

Bên cạnh đó vì chất xơ không hòa tan được nên bạn sẽ có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, kích thích hệ tiêu hóa và nhu động ruột hoạt động năng suất hơn, hạn chế tình trạng táo bón.

Đậu rồng là lựa chọn hoàn hảo thay thế cho đạm động vật:

Tương tự như đậu tương, đậu nành,... và các loại thực vật họ đậu khác, hàm lượng protein chứa trong đậu rồng đủ để cung cấp cho cơ thể, là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người ăn chay muốn bổ sung protein không phải từ động vật.

Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn:

Những bệnh nhân bị bệnh hen suyễn mạn tính cần phải được bổ sung magie thường xuyên để kiểm soát triệu chứng bệnh. Có một điều rất đặc biệt là đậu rồng chứa khá nhiều magie, khi người bị hen suyễn ăn đậu rồng sẽ giúp giảm các cơn hen cấp, cơ phế quản được thư giãn và điều hòa nhịp độ của hơi thở.

Tốt cho người bị cao huyết áp, tiểu đường, mắc bệnh về tim mạch: 

Kali chứa trong đậu rồng giúp ổn định nhịp tim, hạn chế oxy hóa thành mạch, giảm thiểu cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch trước nguy cơ đột quỵ, thiếu máu cơ tim, điều tiết insulin, hỗ trợ chuyển hóa glucose và cân bằng lượng đường trong máu.

Trong Đông Y, loại rau này được đánh giá là có tính mát, vị ngọt, bổ dưỡng, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy chướng bụng.

3. Bạn đã biết dùng đậu rồng đúng cách chưa? 

Đậu rồng rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng như bất kỳ loại thực phẩm hay vị thuốc nào khác, khi sử dụng đậu rồng bạn cần đặc biệt lưu ý như sau:

  • Lựa chọn những quả đậu rồng chất lượng, quả màu xanh nhạt, to, không có đốm nâu ngoài vỏ;

  • Sau khi mua về nên sơ chế để ăn luôn, không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu vì rất dễ làm biến đổi thành phần dinh dưỡng có trong đậu rồng, thời gian bảo quản tối thiểu trong tủ lạnh là 2 ngày;

  • Không nên ăn đậu rồng nếu bạn: mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của đậu, đang bị sỏi tiết niệu, thiếu men G6PD, đang bị bệnh Gout (vì đậu rộng có hàm lượng purin khá lớn);

  • Khi dùng đậu rồng cần kết hợp với việc uống nước đầy đủ vì đậu rồng có chứa axit oxalic có thể làm xuất hiện sỏi tiết niệu.

Có thể kết hợp đậu rồng cùng nhiều món ăn khác khi chế biến

Có thể kết hợp đậu rồng cùng nhiều món ăn khác khi chế biến

Từ xưa đến nay, đậu rồng là một trong số những loại thực phẩm không những thơm ngon mà còn bổ dưỡng được nhiều gia đình người Việt ưa chuộng. Ngoài chức năng chế biến thành thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đậu rồng còn là vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên để tránh trường hợp gặp  phải các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng đậu rồng chữa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ về loại rau này và hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp