Đậu phộng là thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn gia đình của người Việt. Loại hạt giòn ngọt và dễ ăn này có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chúng có thể được dùng để chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là những món ăn vặt thơm ngon.
26/09/2022 | Tác dụng hạt sen đối với sức khỏe con người là gì? 17/08/2022 | Hạt óc chó và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe! 08/08/2022 | Những công dụng bất ngờ của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe
1. Thành phần của đậu phộng
Đậu phộng hay còn gọi là lạc (tên gọi ở miền Bắc), là loại hạt được trồng rất phổ biến ở khắp các vùng miền trên nước ta. Trong loại hạt này có chứa lượng dinh dưỡng rất dồi dào và phong phú. Hạt lạc có chứa chất đạm, chất xơ, chất béo, các khoáng chất (Magie, Folate, Vitamin E, Đồng, Arginine), chất carbohydrate, đường,… Đậu phộng cũng là thực phẩm có hàm lượng calo khá cao, chứa nhiều dầu nên còn được dùng để ép dầu. Dầu đậu phộng rất được ưa dùng vì có nguồn gốc thực vật và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Đậu phộng rất phổ biến ở khắp các vùng miền Việt Nam
2. Tác dụng của đậu phộng với sức khỏe
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và phong phú các chất, đậu phộng được xếp vào loại hạt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến những tác dụng sao:
Có lợi đối với tim mạch
Nhiều người cho rằng đậu phộng chứa nhiều chất béo. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chất béo trong lạc là chất béo không bão hòa cao, giống như thành phần trong quả óc chó, hạnh nhân. Các chất này có tác dụng tốt đối với việc làm giảm mức cholesterol, ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhỏ. Nhờ vậy có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Tốt cho người bị tiểu đường
Lượng đường trong đậu phộng rất thấp, chất béo an toàn nên đây là thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo tốt cho người bị đái tháo đường. Tiêu thụ đậu phộng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, ngược lại, đây là nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp lượng calo cần thiết cho những người tiểu đường phải ăn kiêng hoặc cả những người có nguy cơ cao bị tiểu đường.
Đậu phộng là thực phẩm tốt cho sức khỏe
Tốt cho trí não
Trong đậu phộng có chứa nguồn Vitamin B3 và niacin khá dồi dào. Đây được xem là nguồn cung cấp các chất thiết yếu này rất dễ hấp thụ cho cơ thể, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, nguồn niacin có trong hạt lạc còn có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư
Dầu đậu phộng không chỉ là dầu thực vật tốt cho sức khỏe tất cả mọi người. Dầu và bơ đậu phộng cũng được nghiên cứu là thực phẩm có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại tế bào ung thư. Trong đó điển hình có ung thư biểu mô tuyến.
Tốt cho sự phát triển của thai nhi
Trong hạt lạc có chứa hàm lượng acid folic khá dồi dào. Đây là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ. Đặc biệt là ngăn chặn dị tật ống thần kinh. Vậy nên, các mẹ bầu không bị ứng đậu phộng hoàn toàn có thể bổ sung hoạt hạt này vào thực đơn dưỡng thai của mình mỗi ngày.
Một số tác dụng khác
Theo nhiều nghiên cứu, đậu phộng còn có nguồn chất xơ dồi dào, có tác dụng giảm viêm và hỗ trợ đường tiêu hóa. Sử dụng đậu phộng hợp lý cũng là cách bổ sung dinh dưỡng ngăn ngừa sỏi mật. Các thành phần trong lạc có tác dụng tốt đối với sức khỏe trí não, chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng rất tốt.
Đậu phộng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe
3. Những cách chế biến đậu phộng thơm ngon hấp dẫn
Với đậu phộng, bạn có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn thơm ngon và vô cùng hấp dẫn như:
- Đậu phộng rang tỏi ớt: Nguyên liệu chính là đậu phộng, rang chín cùng tỏi và ớt, dầu, ăn ngon, giòn, vị đậm đà hấp dẫn, có thể kết hợp khi ăn với cơm hoặc ăn vặt.
- Mứt đậu phộng: Làm đậu phộng ngào đường vừa ngọt, ăn giòn tan là món ăn vặt rất hấp dẫn, nhất là với trẻ nhỏ.
- Đậu phộng rang nước mắm: Cách làm rất đơn giản, giúp đậu phộng vừa giòn ngon lại có vị mặn, làm món ăn kèm trong bữa ăn rất đưa cơm.
- Sữa đậu phộng: Món sữa này có hương vị bùi béo, thơm ngon, bổ dưỡng.
Đậu phộng da cá: là món ăn vặt hấp dẫn kết hợp chế biến hạt lạc cùng với bột mì, đường, trứng.
Ngoài ra còn rất nhiều món có thể chế biến từ đậu phộng khác nhau tùy khẩu vị và sở thích của từng người. Có thể làm bơ đậu phộng để ăn cùng bánh mì hoặc làm sữa chua đậu phộng. Hay dùng đậu phộng thêm vào các món nướng, salad, nộm,… Bất cứ món ăn nào khi có thêm đậu phộng đều thơm ngon và dậy mùi hấp dẫn hơn.
BS Vân đã duyệt
Đậu phộng được dùng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn
4. Những vấn đề cần quan tâm khi sử dụng đậu phộng
Khi sử dụng đậu phộng, cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Lưu ý khi dùng đậu phộng
-
Không dùng đậu phộng đã bị mốc, hỏng, bởi đậu phộng mốc có chứa chất gây ung thư.
-
Chọn đậu phộng vỏ còn sáng, đẹp, hạt mẩy, tròn.
-
Không rang đậu phộng quá cháy khi sử dụng.
-
Không nên ăn quá nhiều đậu phộng trong một ngày (mỗi ngày không quá 53 hạt - 30gr)
Những người không nên sử dụng đậu phộng
Những đối tượng sau không nên sử dụng đậu phộng:
-
Người có hệ tiêu hóa kém, mắc bệnh về dạ dày, ăn uống khó.
-
Những người có cơ địa dị ứng với đậu phộng tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm này dù chế biến dưới bất kỳ hình thức nào.
-
Người bị viêm đường túi mật, đã cắt túi mật.
-
Những người bị nóng trong, đang bị viêm miệng, viêm lưỡi, chảy máu mũi,…
-
Đậu phộng không thích hợp với người đang có nhu cầu giảm cân vì hàm lượng chất béo trong đậu phộng khá cao.
-
Người bị mỡ máu cao cũng không nên sử dụng đậu phộng.
-
Người bị bệnh gout đặc biệt nên hạn chế hoặc tránh đậu phộng vì hàm lượng dầu béo và đạm cao.
Dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có khá nhiều người thường dị ứng với các thành phần trong đậu phộng. Biểu hiện của dị ứng đậu phộng thường là nổi ban, bị ngứa khắp người, buồn nôn, có biểu hiện sưng trong họng, sưng mặt,… Triệu chứng nặng là khó thở, nôn mửa nhiều. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.