Co thắt đại tràng là một trong những biểu hiện cảnh báo của hội chứng ruột kích thích. Hiện tượng co thắt đại tràng nặng có thể dẫn đến tình trạng co cứng đại tràng, gây cảm giác khó chịu và nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này nhé.
24/10/2022 | Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Gợi ý những món ăn tốt cho hệ tiêu hóa 22/11/2021 | Truy tìm nguyên nhân vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát 24/09/2021 | Bác sĩ hướng dẫn phân biệt hội chứng ruột kích thích với các bệnh lý khác 20/12/2020 | Trải nghiệm cơn đau co thắt đại tràng và cách giảm đau hiệu quả
1. Đôi nét cơ bản về co thắt đại tràng
Ruột kết hay còn gọi là đại tràng, là một phần của ruột già, hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng co thắt một cách tự phát hoặc đột ngột xảy ra, tình trạng này được gọi là co thắt đại tràng. Ruột kết có nhiệm vụ thực hiện chức năng hình thành, lưu trữ cũng như trách nhiệm bài tiết phân trong cơ thể con người.
Co thắt đại tràng và một số thông tin cơ bản
Đại tràng bị co thắt là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình hình sức khỏe đang có vấn đề, như hội chứng ruột kích thích hay những tình trạng tiềm ẩn đáng báo hiệu khác. Hoặc thậm chí co thắt đại tràng có thể xảy ra một cách bất thường mà không xác định được lý do.
Nguyên lý của việc co thắt ở đại tràng là khi các cơ của ruột kết co lại nhằm thực hiện mục đích chính là đẩy phân về phía phần dưới của đường tiêu hóa và đào thải ra ngoài qua hậu môn. Tuy nhiên, khi sự co bóp này bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng đau thắt bụng, kèm theo là tình trạng rối loạn phân, lúc đi ngoài phân lỏng, lúc phân rắn.
Ngoài cảm giác đau, đại tràng bị co thắt có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác. Ví dụ đột ngột mót rặn hay đầy hơi cũng là biểu hiện thường gặp nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra co thắt mà mức độ biểu hiện, mức độ nghiêm trọng này là khác nhau.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đại tràng bị co thắt
Khi cơ thể xuất hiện tình trạng co thắt đại tràng, đây là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, chủ yếu là hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, đại tràng bị co thắt cũng đến từ một số nguyên nhân khác như: Bệnh Crohn; Viêm loét đại tràng; Đại tràng bị dãn ra hoặc phình ra; hay ruột bị tắc nghẽn.
Đại tràng bị co thắt đến từ những nguyên nhân nào?
Khi xuất hiện tình trạng co thắt ở đại tràng, tốt hơn hết cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, phát hiện bệnh chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời nhất.
Phát hiện kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những vấn đề và rủi ro ngoài mong muốn xảy ra và giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt nếu như không xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng đại tràng bị co thắt, kể cả khi xác định được nguyên nhân cơ bản thì thăm khám bác sĩ là điều cần thiết.
Khi người bệnh có hội chứng lo âu thì có thể xuất hiện tình trạng co thắt đại tràng. Hoặc khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo từ các loại thực phẩm, một trong những tác nhân có hại gây nên bệnh cũng làm tình trạng xấu hơn. Điều này sẽ dẫn đến việc ruột kế bị co thắt, khiến người bệnh khó chịu.
3. Dấu hiệu nhận biết đại tràng đang bị co thắt
Tùy vào thể trạng, tình hình sức khỏe của mỗi người mà khi đại tràng bị co thắt có thể xuất hiện các biểu hiện, cảm giác đau khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu mà người bệnh có thể nhận biết mình có đang bị co thắt đại tràng hay không? Cụ thể như sau:
-
Đau vùng bụng quanh rốn hoặc bên trái, hạ vị đột ngột, đôi khi đau dữ dội. Khi đại tràng co thắt, vùng bụng bên trái và vùng bụng dưới là những vị trí dễ bị đau nhất. Tình trạng cơn đau có thể không giống nhau và chúng còn phải phụ thuộc vào cường độ của từng cơn co thắt.
-
Cảm giác như chướng bụng hoặc đầy hơi có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày và có thể liên quan đến tình trạng ăn uống của bệnh nhân.
-
Cảm thấy khó chịu và cần phải dùng nhà vệ sinh ngay lập tức.
-
Khi đại tràng co thắt, nhu động ruột thay đổi xuất hiện tình trạng tiêu chảy và táo bón.
-
Sự không nhất quán của nhu động làm cho phân trong cơ thể hình thành không đầy đủ. Điều này có thể khiến bạn đi tại tiện ra phân lỏng. Ngoài ra, ruột kết bị co thắt làm phân xuất hiện chất nhầy có màu trắng hoặc trong. Lưu ý rằng nếu phân có chất nhầy cũng là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng ruột bị kích thích hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Làm thế nào để phát hiện được tình trạng đại tràng bị co thắt
4. Biến chứng của bệnh co thắt đại tràng
Chúng ta cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng co thắt đại tràng, đặc biệt là những biến chứng có thể gặp phải để nhận biết rủi ro, mức độ nguy hiểm nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Thông thường, khi đại tràng bị co thắt sẽ nguy hiểm trong lần đầu tiên nhưng các lần tiếp theo không đáng ngại. Mức độ nguy hiểm nếu bị co thắt ở đại tràng xảy ra khác nhau, nhưng thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó.
Thế nhưng, khi có dấu hiệu đại tràng bị co thắt nên tìm đến cơ sở y tế nhanh chóng nhất nếu như đang bị tắc ruột hay có dấu hiệu tắc ruột. Một số triệu chứng khi ruột bị tắc nghẽn có thể gặp phải như: bị đau bụng hoặc đau bụng mức độ dữ dội; buồn nôn, nôn mửa; không có khả năng đi tiêu.
Đại tràng bị co thắt sẽ khiến cho chất lỏng và phân tích tụ trong ruột của người bệnh. Điều này hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng nếu như không được bác sĩ điều trị đúng cách và kịp thời. Đại tràng bị co thắt nếu xảy ra thường xuyên và kèm với nhiều triệu chứng khác, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và ngăn ngừa những biến chứng, bệnh không mong muốn xảy ra trong tương lai.
5. Những biện pháp ngăn ngừa và điều trị khi bị co thắt đại tràng
Tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa và điều trị khi đại tràng bị co thắt có ý nghĩa quan trọng. Điều này không chỉ làm giảm các triệu chứng mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và tác động xấu đến sức khỏe. Thực tế hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hay loại thuộc nào có thể điều trị co thắt đại tràng vĩnh viễn nên việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết.
Cách điều trị co thắt đại tràng
5.1. Thay đổi lối sống
-
Người bệnh cần quản lý được căng thẳng của mình, điều này rất hữu ích trong quá trình giảm được những tác động xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất khi đại tràng bị co thắt, cũng là cách để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra trong tương lai.
-
Tăng cường hoạt động thể chất, thể dục thường xuyên giúp duy trì và vận hành đường tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất.
-
Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể để hạn chế tình trạng đi đại tiện ra phân dạng lỏng hoặc dạng sệt. Bên cạnh đó, cần cắt giảm lượng chất béo không cần thiết nhằm giúp cho ruột kết giảm kích thích.
-
Hạn chế hoặc tốt hơn hết bỏ rượu, thuốc lá, những chất kích thích.
5.2. Sử dụng thuốc
Khi đại tràng bị co thắt, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng, cụ thể:
-
Thuốc chống tiêu chảy: loại thuốc này không được kê đơn hay được kê đơn bởi bác sĩ đều có tác dụng giảm bớt một số triệu chứng về co thắt đại tràng và giải quyết tình trạng tiêu chảy đang xảy ra.
-
Thuốc chống co thắt có khả năng làm dịu và giảm các cơn đau.
Lưu ý: việc sử dụng thuốc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh không tự ý uống.
Nếu có dấu hiệu co thắt đại tràng, người bệnh nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân và Chuyên khoa Nội Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ lý tưởng. Bệnh viện không chỉ sở hữu trang thiết bị, máy móc hiện đại, đạt chuẩn mà còn hội tụ các chuyên gia, bác sĩ giỏi, đầu ngành. Để đặt lịch khám tại bệnh viện, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56.