Nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai đồng thời nó cũng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Vì thế, nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề có thai bao lâu thì nghén hay nghén bao lâu thì hết để có sự chuẩn bị và vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc trên cùng những thông tin liên quan.
14/08/2021 | Bị kiệt sức vì ốm nghén phải làm sao để cải thiện? 26/06/2021 | Mách bạn những cách hữu hiệu giảm buồn nôn ốm nghén hiệu quả 15/08/2020 | Nghén nôn ra máu có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không?
Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ khi mang thai
1. Có thai bao lâu thì nghén?
Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ khi mang thai. Theo số liệu điều tra cho thấy, có tới 70% số thai phụ gặp trường hợp này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác nguyên nhân gây ra ốm nghén, nhưng theo nhiều suy đoán là do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Trong 70% số thai phụ ốm nghén trong 3 tháng đầu thì hơn nửa là gặp hiện tượng này ở tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ. Ngoài ra, cũng có nhiều bà bầu khi mới mang thai đã bị nghén, vì thế đây cũng là dấu hiệu giúp thai phụ nhận biết mình đã có em bé.
Thông thường, mẹ bầu sẽ bị ốm nghén vào tháng thứ 3 của thai kỳ
Nhiều chị em chia sẻ rằng, trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi bị ốm nghén, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh, nhưng thường là nhạy cảm với mùi hoặc đồ ăn. Điều là kích thích các cơn buồn nôn xuất hiện. Đồng thời, nó cũng khiến các mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn gì cũng thấy không hợp khẩu vị.
Ngoài ra, chúng ta không thể nhận biết được các triệu chứng nghén có thể xuất hiện khi nào. Có nhiều chị em thường sẽ bị nghén vào buổi sáng, tần suất và mức độ của các triệu chứng sẽ giảm dần trong ngày. Cũng có trường hợp, các cơn buồn nôn lại xuất hiện nhiều vào chiều tối.
2. Nghén nặng nhất khi nào?
Tùy thuộc vào thể trạng mà mỗi bà bầu sẽ có thời gian và mức độ nghén khác nhau. Nhưng thông thường tần suất và mức độ nghén nặng nhất của các mẹ bầu sẽ vào khoảng tuần thứ 9 đến tuần thứ 10.
Điều này được dự đoán thông qua nồng độ hormone hCG. Được biết, vào tuần thứ 9, 10 là thời điểm nồng độ hormone hCG trong cơ thể thai phụ tăng cao nhất. Sau đó, từ tuần 11 - 15, nồng độ hormone này sẽ giảm dần, thậm chí có thể giảm đến 50% lượng hormone ở thời điểm cao nhất.
Thời điểm nồng độ hormone hCG tăng cao nhất cũng là lúc mẹ bầu ốm nghén nặng nhất
Khi bị ốm nghén, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Nhưng bạn không nên quá lo lắng bởi tình trạng này không nguy hiểm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng, thời điểm ốm nghén là vào khoảng tuần thứ 6 - 18 đồng thời cũng là lúc các cơ quan, bộ phận của bé được hình thành và phát triển.
Một điều thú vị mà các nhà nghiên cứu muốn có bạn biết nữa là ốm nghén cũng là cách mà cơ thể phản ứng lại các thực phẩm và các chất độc hại. Điều này giúp hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé yêu.
3. Nghén bao lâu thì hết?
Như đã đề cập ở trên, tuần thứ 9 và 10 của thai kỳ là khoảng thời gian các mẹ bầu ốm nghén nặng nhất. Sau khi trải qua thời điểm này thì các triệu chứng của ốm nghén sẽ giảm dần. Và thông thường, đến tuần thứ 14 tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, cũng có số ít bà bầu sau tuần thứ 9 thì tình trạng ốm nghén càng ngày càng nặng.
Ngoài ra, có bà bầu sẽ không bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai. Những cũng có bà bầu sẽ bị tình trạng này "đeo bám" trong cả thai kỳ và chủ yếu gặp ở những thai phụ có triệu chứng ốm nghén nặng.
Nghén nặng là tình trạng khá hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở 2% phụ nữ mang thai. Với các biểu hiện như:
-
Mức độ và tần suất các cơn buồn nôn khá nhiều và nghiêm trọng.
-
Không thèm bất cứ món ăn gì, nếu có ăn được thì cũng nôn ra hết.
-
Cảm giác mệt mỏi, uể oải, không muốn làm gì.
-
Cơ thể bị mất nước, cả người khô khốc.
-
Mẹ sụt cân nhanh, chỉ trong 3 tháng đầu mang thai có thể sụt tới 4 - 5 cân.
Có trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén trong suốt thời kỳ mang thai
4. Bỏ túi các cách giảm ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là hiện tượng tự nhiên và không có cách nào để phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, có thể cải thiện ốm nghén bằng các phương pháp sau:
-
Uống đủ nước: kể cả không bị ốm nghén bạn cũng nên uống đủ nước, điều này là rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
-
Chia nhỏ bữa ăn: bạn nên chia nhỏ từ 3 bữa thành 5 - 6 bữa mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bị chán ăn nhưng vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
-
Nghỉ ngơi hợp lý: ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế làm càng công việc nặng nhọc, cần lao lực để hạn chế căng thẳng vào mệt mỏi. Đây là một trong những điều cơ bản và cần thiết nhất khi mang thai.
-
Uống trà gừng: một tách trà gừng vừa có thể giúp bạn thư giãn vừa xoa dịu các cơn buồn nôn. Hãy uống trà gừng thường xuyên để cải thiện tình trạng ốm nghén mẹ nhé.
-
Ăn uống khoa học: hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, những món có vị cay, hăng. Bởi những món ăn ngày gây kích thích các cơn buồn nôn.
-
Chăm sóc răng miệng: khi bị ốm nghén việc nôn thường xuyên là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến răng miệng, cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh nhiều hơn.
-
Hạn chế nằm ngay sau khi dùng bữa.
-
Hạn chế uống nhiều nước trong bữa ăn.
Ốm nghén là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng đều phải trải qua. Đây cũng là cột mốc đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc đời của mỗi người mẹ. Hơn ai hết, MEDLATEC thấu hiểu được những khó khăn khi mang thai của các chị, các mẹ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để vượt qua giai đoạn ốm nghén cũng như những khó khăn khác trong quá trình mang thai.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề có thai bao lâu thì nghén. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngại ngần liên hệ với MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.