Ngày nay không chỉ người già mà ngay cả người trẻ cũng dễ mắc các bệnh về cột sống. Cột sống tựa như một cái khung để nâng đỡ cơ thể. Nếu cột sống không khỏe sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống thường ngày. Thông qua bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những bệnh về cột sống cũng như biết được chụp X-quang cột sống thắt lưng ở đâu an toàn và hiệu quả.
01/01/2020 | Có những phương pháp chụp X - quang cột sống thắt lưng nào? Khi nào nên chụp? 01/12/2019 | Chụp cộng hưởng cột sống thắt lưng được chỉ định khi nào? 26/08/2019 | Tất tần tật mọi vấn đề về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng 02/08/2019 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng để làm gì, khi nào cần?
1. Khi nào thì nên đi chụp X-quang cột sống thắt lưng?
Nếu bạn thường bị đau lưng dai dẳng, âm ỉ trong một thời gian dài, hoặc bị chấn thương lưng thì nên đi chụp X-quang cột sống thắt lưng ngay, cụ thể trong những trường hợp sau :
-
Những người già trên 60 tuổi có tiền sử bệnh loãng xương.
-
Xương bị nứt, bị gãy, trong quá trình va đập, chấn thương.
-
Trật khớp xương sống.
-
Cột sống bị vẹo một cách bất thường.
-
Thấy xuất hiện những gai mọc quanh cột sống.
-
Đốt sống bị ngắn, xẹp, một cách không bình thường
-
Thoát vị đỉa đệm
-
Thoái hóa đốt sống lưng,…
Chụp X-quang cột sống thắt lưng sớm để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả
2. Các phương pháp chụp X-quang cột sống thắt lưng thường dùng hiện nay
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ chọn ra phương pháp chụp X-quang vùng cột sống thắt lưng phù hợp:
-
Chụp các vùng của cột sống trên mặt phẳng và mặt nghiêng.
-
Ngoài ra còn chụp ở các tư thế đặc biệt như chụp chếch ¾.
-
Để phát hiện tình trạng tắc, hẹp của ống tủy thì chọn phương pháp chụp cản quang.
-
Phương pháp chụp hiện nay được giới y học đánh giá là có giá trị nhất đó là phương pháp: cộng hưởng từ. Trường hợp dùng phương pháp này thường là nghi u tủy, thoát vị đĩa đệm.
3. Ứng dụng chụp X-quang cột sống thắt lưng có thể chẩn đoán được bệnh gì?
Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, cần sớm đi chụp X-quang cột sống thắt lưng để có được kết quả chẩn đoán và có phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời.
3.1. Dị dạng cột sống
Có những loại dị dạng cột sống thường gặp như:
-
Dị dạng do rối loạn chuyển tiếp.
-
Gai đôi và hở eo.
-
Dính hai thân đốt bẩm sinh.
-
Tồn tại điểm cốt hóa góc trước đốt sống.
-
Cong vẹo cột sống.
-
Gù đốt sống.
Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp ở những người thuộc độ tuổi trung niên trở lên
Những người ở độ tuổi khoảng 40 trở lên thường mắc căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ đau thắt lưng âm ỉ, cơn đau tăng khi ngồi một chỗ, xoay người, khiêng vác vật nặng. Bệnh trở nặng, cơn đau sẽ lan xuống chân, làm tê liệt chân.
3.3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng sự di chuyển của nhân nhầy làm chèn ép rễ thần kinh và ống tủy.
Chấn thương cột sống có thể xảy ra trong quá trình bị tai nạn, bị chấn thương nghiệm trọng, gồm các loại chấn thương sau:
-
Vỡ thân đốt
-
Xẹp thân đốt
-
Trượt thân đốt
-
Gãy mỏm nha
-
Gãy mỏm ngang
3.5. Lao cột sống
Lao cột sống là một căn bệnh thường gặp trong các bệnh lao xương khớp. Bệnh chuyển biến qua 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn sớm: hiện tượng hẹp khe đĩa đệm.
-
Giai đoạn toàn phát: Song song với dấu hiệu hẹp khe đĩa đệm là hình ảnh vi khuẩn lao tàn phá thân đốt sống.
-
Giai đoạn phục hồi và di chứng: có hình “chân nhện” ở cột sống ngực, những đốt sống bị vi khuẩn lao phá hủy dính liền lại với nhau, mất khe đĩa đệm.
3.6. Viêm cột sống dính khớp
Giai đoạn đầu của bệnh thì cột sống và khớp cùng chậu bị tổn thương, sau này các khớp khác cũng bị dính lại như vậy.
3.7. Bệnh u tủy sống
U tủy sống có thể gây liệt hai chân
Những loại bệnh u tủy sống thường gặp như là: u trong/ngoài màng cứng, u trong tủy.
4. Những điều cần lưu ý khi chụp X-quang vùng cột sống thắt lưng mà bạn cần biết
-
Kỹ thuật này chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất đối với những điều bất thường ở cột sống hoặc chấn thương nhẹ.
-
Vì tia X rất nguy hiểm nên phụ nữ mang thai và trẻ em cần thận trọng.
-
Trước khi chụp X-quang, để tránh nhiễu ảnh do tia X tác dụng với kim loại, bệnh nhân nên bỏ những đồ trang sức vàng bạc ở nhà.
-
Cần khai báo chính xác tình trạng bệnh tật, cũng như những triệu chứng của cơ thể với bác sĩ điều trị, để tránh những sự cố không cần thiết.
5. Nơi chụp X-quang cột sống thắt lưng tốt và uy tín nhất hiện nay
Nếu bạn còn băn khoăn, lo lắng, không biết nên chụp X-quang cột sống thắt lưng ở đâu thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi bạn không nên bỏ qua .
Khi có bất kỳ nỗi lo nào cũng như có những dấu hiệu vào bất ổn về cột sống, các bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng của bệnh viên qua số 1900 56 56 56. Đội ngũ y bác sĩ trên 24 năm kinh nghiệm sẽ giải đáp giúp bạn những mắc thắc về bệnh để bạn biết trường hợp bệnh của mình có cần phải chụp X-quang cột sống thắt lưng hay không, hay là có phương pháp nào phù hợp hơn.
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, cùng với trang thiết bị, máy móc hiện đại của bệnh viện sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh tình của bạn và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám sức khỏe uy tín
Với phương châm tận tâm, tận tình, mang lại phương pháp điều trị tốt với chi phí rẻ cho bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện nay đang thực hiện bảo lãnh viện phí với nhiều công ty bảo hiểm như: Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm Xuân Thành, Bảo hiểm bưu điện PTI, Korea Life Insurance, Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Vietinbank (VBI),… và còn nhiều loại bảo hiểm khác.
Để biết thêm thông tin về loại bảo hiểm mà bạn đang sở hữu có liên kết với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hay không, hãy liên hệ qua tổng đài tư vấn nhé.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai dịch vụ Bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:
-
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
-
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Những bệnh về cột sống rất nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường về cột sống, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị an toàn, hiệu quả. Thông qua bài viết ngày hôm nay, các bạn hiểu rõ hơn về những căn bệnh cột sống, cũng nhưng những điều lưu ý khi đi chụp X-quang cột sống thắt lưng. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.