Phương pháp chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đem đến hình ảnh cột sống sắc nét, rõ ràng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác cho các bác sĩ chuyên khoa. Nhờ vậy người bệnh có thể biết chính xác tình hình bệnh lý của bản thân.
1. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là phương pháp tiên tiến hiện đại giúp chẩn đoán bệnh lý thông qua hình ảnh cụ thể, chi tiết. Qua đó ta có thể thấy những tổn thương cột sống hiện lên một cách rõ ràng nhất. Thường thì từ hình ảnh, ta có thể quan sát được hình thái và cấu trúc của những tổn thương phần mềm. Đặc biệt, những tổn thương ở đĩa đệm, dây chằng hay mô mềm đều được thu lại vô cùng rõ nét.
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
2. Tìm hiểu chi tiết về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
Dựa trên hình ảnh thu được của chụp cộng hưởng từ, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh tình của bạn. Chụp cộng hưởng từ so với chụp X - quang và CT tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên chi phí chụp khá cao nên kỹ thuật không được sử dụng phổ biến.
Qua việc chụp cộng hưởng từ, người bệnh có thể xác định tình hình bệnh lý, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để từ đó nhanh chóng thoát khỏi bệnh thoái hóa cột sống, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những triệu chứng về cột sống thắt lưng cần chụp MRI
Hình ảnh chụp cột sống thắt lưng bằng MRI
-
Khi bạn thấy lưng nhức mỏi, đau không rõ nguyên nhân hoặc đau sau khi mang vác vật nặng.
-
Tê ngứa khắp chân tay.
-
Cơn đau kéo dài, liên miên từ lưng xuống mông, đùi, rồi kéo xuống hai chân.
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ sử dụng từ trường và sóng radio, những bộ phận khi được máy quét qua sẽ thu lại được hình ảnh của vùng ấy một cách rõ nét nhất.
Hình ảnh có độ tương phản cao và chi tiết giải phẫu tốt nên chất lượng hình ảnh luôn đáp ứng tối đa cho việc chẩn đoán. Các bác sĩ chuyên môn cũng không tốn nhiều thời gian để chẩn đoán bệnh qua hình ảnh rõ ràng sắc nét.
Chụp MRI có khả năng tái tạo hình ảnh 3D lại không gây ra tác dụng phụ nên đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người bệnh.
MRI có khả năng tái tạo hình 3D
So với chụp X - quang, chụp cộng hưởng từ luôn tốt hơn. Hình ảnh của MRI sắc nét, rõ ràng, chân thực và chi tiết, dễ dàng quan sát hơn là X - quang. Không chỉ riêng ngành xương khớp, cộng hưởng từ còn được áp dụng cho nhiều vị trí khác trên cơ thể. Chụp cộng hưởng từ chính là một thiết bị kỹ thuật hiện đại, phù hợp với đổi mới của xã hội ngày nay.
Thông thường khi thấy đau nhức cột sống, người bệnh thường chủ quan khám qua loa đơn giản. Nhưng nếu khám qua MRI, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh đau nhức ngay cả khi chưa bị thoái hóa, có được cách phòng tránh và điều trị bệnh tốt nhất.
Hình ảnh rõ ràng, chân thực, chi tiết của chụp MRI rất đáng để chi trả một khoản chi phí cao. Vì thế đừng cảm thấy tiếc tiền cho việc thăm khám chính xác nhé.
3. Chỉ định & chống chỉ định của chụp MRI cột sống
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng mang tới những ưu điểm vượt trội như:
-
Chụp cộng hưởng từ không gây ảnh hưởng về mặt sinh học.
-
Kết quả hình ảnh thu được đa mặt phẳng.
-
Hình ảnh rõ nét, chi tiết, dễ quan sát.
-
Độ phân giải mô mềm cao, không như chụp X - quang.
-
Kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn.
Tuy vậy trước khi chụp, bệnh nhân cần phải nắm được chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này. Cụ thể là:
Chỉ định
Đối với những trường hợp bị đau lưng lâu ngày, đã chụp X quang hoặc CT nhưng hình ảnh không rõ, chưa xác định được bệnh lý thì cần phải đem kết quả phim chụp theo. Sau đó tiến hành chụp cộng hưởng từ lại.
Người chụp MRI không được mang theo vật kim loại bên người
Trên người không được phép mang theo các đồ vật làm bằng kim loại, điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, trang sức...Tất cả phải được tháo bỏ, đưa cho người nhà bảo quản. Bởi vì chụp cộng hưởng từ sẽ xuất hiện sóng từ khá mạnh, tác động tới các thiết bị gây hại cho người bệnh.
Một số trường hợp bệnh nhân bị tai nạn giao thông,va chạm xương khớp hoặc nghi ngờ cột sống bị vẹo cũng có thể tiến hành chụp cộng hưởng để kiểm tra.
Các trường hợp chụp MRI thông thường không cần nhịn đói. Nhưng đối với các trường hợp dùng thuốc gây mê để chụp thì cần nhịn đói khoảng 5-6 tiếng trước khi chụp. Điều này sẽ được bác sĩ căn dặn.
Chống chỉ định
-
Phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 5 tuổi không nên chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
-
Bệnh nhân đang đeo máy trợ tim, trợ thính cũng không nên chụp.
-
Một số các trường hợp khác như máy khử rung, máy tạo nhịp nhân tạo, người tiểu đường đang đặt thiết bị tự động dưới da, người đang có vật kim loại bên trong cơ thể như ốc ít, đinh,… thì cũng không nên chụp MRI. Bởi máy trên cơ thể có thể bị hỏng do từ trường chụp MRI tác động lên.
Lưu ý rằng, trước khi chụp MRI, bệnh nhân cần phải thăm khám, hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước. Sau đó bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe và áp dụng phương pháp xử lý kịp thời.
4. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng ở đâu?
Hiện nay, máy MRI chưa thực sự phổ biến tại các đơn vị khám chữa bệnh, mà chỉ có ở những cơ sở Y tế, bệnh viện lớn. Vì vậy nếu muốn kiểm tra cột sống thắt lưng với phương pháp chụp cộng hưởng từ thì bệnh nhân cần phải tới những nơi có trang thiết bị kỹ thuật đầy đủ, máy tiên tiến. Một số bệnh viện hiện nay đã được trang bị máy MRI như:
-
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
-
Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải phóng, Hoàng Mai, Hà Nội).
-
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Số 1 Tôn Thất Tùng,Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội).
-
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Bệnh viện Chợ Rẫy (tp.HCM)
Chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Trước khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng, người bệnh cần phải nắm được những thông tin quan trọng ở trên. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.