Trước đây, khi kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới chỉ có siêu âm, x quang, nội soi thì việc thăm khám tuyến yên chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Từ khi kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) được đưa vào sử dụng thì việc chẩn đoán xác định các bất thường của tuyến yên đã trở nên dễ dàng hơn và giúp ích rất nhiều cho điều trị ngoại khoa.
23/12/2021 | Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là gì? Chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tác dụng gì? 23/12/2021 | Chụp cộng hưởng từ cột sống – kỹ thuật chụp và những điều cần biết 30/11/2021 | Vai trò của cộng hưởng từ trong bệnh lý khớp gối 30/11/2021 | Chụp cộng hưởng từ (MRI) hốc mắt và thần kinh thị giác là gì
-
Chụp mri tuyến yên là gì?
Tuyến yên là một tuyến nhỏ có đường kính ~1cm, nặng ~0.5-1gram, nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ, gồm hai thùy (thùy trước và thùy sau) có nguồn gốc khác nhau hoàn toàn từ thời kỳ bào thai. Đây là tuyến tiết ra rất nhiều hormon quan trọng trong cơ thể như GH, FSH, ACTH, Prolactin, … hay chứa các hormon do vùng dưới đồi tiết ra như Vasopressin và Oxytoxin. Khi xày ra rối loạn, bài tiết hormon ít hay nhiều đều sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các tuyến nội tiết khác nên tuyến yên được coi là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết của cơ thể.
Chụp cộng hưởng từ tuyến yên là kỹ thuật dùng sóng điện từ khảo sát cấu trúc, hình thái tuyến yên một cách rõ nét, chi tiết bằng các mặt cắt theo nhiều hướng khác nhau. Đây là phương pháp an toàn, hiện đại và giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến yên.
Giải phẫu tuyến yên theo mặt cắt dọc cơ thể
Tuyến yên khi có bệnh lý sẽ bị rối loại tăng hoặc giảm tiết các hormon nội tiết dẫn đến các triệu chứng lâm sàng rất rõ rệt. Các bác sĩ sẽ dựa vào lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm máu để đưa ra chỉ định chụp cộng hưởng từ tuyến yên. Bệnh nhân cần chụp mri tuyến yên trong các trường hợp:
- Tăng tiết hoặc giảm tiết các hormon tuyến yên (Prolactin, GH, FSH, ACTH, …).
- Người bệnh có các triệu chứng bất thường về thị giác như nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, suy giảm thị lực.
- Bất thường về chiều cao hoặc sự tăng trưởng như quá cao hoặc thấp lùn.
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới: vô kinh, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
- Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới.
- Bệnh nhân bị vô sinh mà không tìm được nguyên nhân tại cơ quan sinh dục.
- Bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu không đặc hiệu.
- Theo dõi và đánh giá sau chẩn đoán và điều trị u tuyến yên.
- Tăng cân nhanh, béo phì.
- Bệnh nhân có triệu chứng hạ đường huyết đột ngột tái phát nhiều lần.
Chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện đa khoa Medlatec
3. Chụp mri tuyến yên có tác dụng gì?
Chụp mri tuyến yên có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh khác, vì vậy ngày càng được chỉ định rộng rãi và phổ biến. Các lợi ích khi chụp cộng hưởng từ tuyến yên là:
- Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ do nguyên lý cộng hưởng từ sử dụng sóng radio trong từ trường mạnh để kích thích nguyên tử hydro trong cơ thể phát ra năng lượng, năng lượng được mã hóa dưới dạng tín hiệu, sau đó các tín hiệu được máy tính xử lý để cho ra hình ảnh hoàn chỉnh. Vì vậy, chụp mri tuyến yên rất an toàn, có thể áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng, kể cả đối với trẻ em và phụ nữ có thai.
- Quan sát một cách chi tiết, rõ nét về cấu trúc, hình thái tuyến yên với các lát cắt rất mỏng và trên nhiều mặt phẳng cắt khác nhau.
- Thuốc đối quang từ trong cộng hưởng từ an toàn hơn rất nhiều so với thuốc cản quang dùng trong cắt lớp vi tính do hoạt chất gadolinium trong thuốc đối quang từ ít gây dị ứng và phản ứng nhẹ hơn rất nhiều so với iod trong thuốc cản quang.
- Chụp cộng hưởng từ tuyến yên ngoài khảo sát tuyến yên còn đánh giá tổng quan về cả vùng nhu mô não, mạch máu não, dây thần kinh sọ, xoang.
Chụp mri tuyến yên giúp chẩn đoán u tuyến yên một cách rõ nét, chi tiết
4. Những điều cần lưu ý khi chụp cộng hưởng từ tuyến yên?
Chụp cộng hưởng tuyến yên tuy rất hiện đại và an toàn với người bệnh nhưng cũng có những điểm cần lưu ý và chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện kỹ thuật để quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, an toàn và hình ảnh đạt chất lượng tốt nhất. Một số điểm bệnh nhân cần lưu ý đó là:
- Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có cấy ghép kim loại, máy tạo nhịp tim, bơm insulin tự động, máy trợ thính, có mảnh đạn trong người tại các vị trí nguy hiểm như gần mạch máu, mắt, dây thần kinh. Các trường hợp có cấy ghép kim loại trong người như đặt khớp giả, clips phẫu thuật, coil nút mạch cần có thông tin chính xác về chất liệu, nếu làm bằng vật liệu titan thì có thể cho chụp bình thường.
- Chống chỉ định tương đối với các trường hợp mắc hội chứng sợ buồng kín, làm răng giả, phụ nữ có thai dưới 3 tháng.
- Chụp mri tuyến yên phải tiêm thuốc đối quang từ vì vậy bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm về chức năng gan, thận và được khám lâm sàng khai thác về các yếu tố nguy cơ dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi chụp.
- Thời gian chụp diễn ra trong khoảng 20-25 phút nên người bệnh nên đi vệ sinh trước khi vào phòng chụp.
- Trước khi chụp, bệnh nhân cần lắng nghe thật kỹ hướng dẫn tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại ( đồng hồ, ví tiền, dây thắt lưng, điện thoại, …) và phải nằm im trong quá trình chụp.
Máy cộng hưởng từ GE 1.5 Tesla hiện đại nhất của Mỹ tại PKĐK Medlatec 99 Trích Sài
Tóm lại, chụp mri tuyến yên có rất nhiều ưu điểm so với các kỹ thuật khác như vừa an toàn, dễ thực hiện, hình ảnh rất sắc nét, chi tiết giúp chẩn đoán được đa số các bệnh lý về tuyến yên. Bệnh viện đa khoa Medlatec với đội ngũ y bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có chuyên môn tốt, máy móc hiện đại cùng với rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội chắc chắn sẽ mang đến cho người bệnh sự yên tâm tuyệt đối. Hãy đến với bệnh viện đa khoa Medlatec để trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín và tốt nhất hiện nay tại Hà Nội. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn và đặt lịch trước kèm theo rất nhiều ưu đãi và khuyến mãi giảm giá.