Cholesterol: bạn hay kẻ thù? | Medlatec

Cholesterol: bạn hay kẻ thù?

Hầu hết khi nói đến Cholesterol, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tác nhân gây các bệnh về tim mạch, mỡ máu hay bệnh động mạch vành,… Điều này không sai vì đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các bệnh nói trên. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có sự hiện diện của loại chất béo này. Vậy hợp chất này là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Vì sao chúng vừa là bạn vừa là kẻ thù?


16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với bệnh nhân tim mạch
15/01/2020 | Xét nghiệm LDL đo lường nồng độ LDL cholesterol trong máu
30/03/2017 | Cholesterol tốt và xấu
04/09/2014 | Cholesterol cao, bà bầu bị kéo dài thời gian mang thai

1. Cholesterol là gì? 

Cholesterol là một loại chất béo steroid ở dạng sáp, được tổng hợp chủ yếu từ Acetyl CoA, có màu vàng nhạt. Đây là chất không thể thiếu đối với mọi cơ thể mặc dù luôn bị mang tiếng “xấu”. Chúng được tìm thấy trong lipid máu và toàn bộ tế bào của cơ thể, là hợp chất không thể thay thế, tham gia vào cấu trúc màng của tất cả các tế bào.

Cholesterol vừa là người bạn vừa là kẻ thù của cơ thể

75% lượng chất béo steroid này được sản sinh ra mỗi ngày tại gan (1 - 2g), cùng với một số vị trí khác sinh ra với hàm lượng cao hơn như ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Phần còn có nguồn gốc từ thức ăn và một số chuyển hóa khác. Ở một người bình thường 68kg có thể sản xuất khoảng 35g (35000mg), trong đó hàm lượng nội sinh khoảng 1000 mg và từ thức ăn là 200 - 300g. 

Vừa là một chất thiết yếu của cơ thể nhưng đôi khi loại chất béo này lại được mệnh danh là kẻ thù bởi vì chúng có 2 loại: 

LDL - Cholesterol - “thù”

Đây được mệnh danh là “shipper” của Cholesterol từ gan đến máu. Khi hàm lượng của hợp chất này tăng cao trong  máu sẽ dẫn đến nguy cơ cao mỡ tích tụ và lắng đọng tại thành mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu của chứng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa ngày càng lớn dần làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là vỡ mạch. Trường hợp nặng có thể gây ra bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc gây tai biến mạch máu não. Chính vì những nguy hiểm có thể xảy ra mà hợp chất này được gọi là “kẻ thù” của cơ thể. 

HDL - Cholesterol - “bạn”

Chúng chiếm khoảng 20 - 30% hàm lượng trong máu, đóng vai trò vận chuyển các lipid steroid từ máu trở lại gan, đưa những mảng xơ vữa ra khỏi mạch máu. Do đó mà máu có thể lưu thông dễ dàng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy chúng là những “người bạn” mà con người luôn tìm cách để có thêm nhiều hơn.

Các thói quen hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, lười biếng vận động, lười tập thể dục, chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến thừa cân, béo phì,… đều có thể khiến chúng ta tăng “kẻ thù” nhưng mất đi nhiều “bạn tốt” trong cơ thể.

Mỡ máu tăng cao có thể gây ra các bệnh mạch vành

Mỡ máu tăng cao có thể gây ra các bệnh mạch vành

2. Vai trò của Cholesterol đối với cơ thể 

Dù có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng Cholesterol lại là chất không thể thiếu với những vai trò cực kỳ quan trọng:

Sản sinh ra hormone steroid 

Hormone steroid rất cần thiết đối với sự phát triển cũng như duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể. Hormone loại này bao gồm hormone giới tính estrogen và progesterone ở nữ giới, testosterone ở nam giới. Các hormone này là yếu tố tạo nên các đặc điểm đặc trưng ở nam và nữ khi trưởng thành cũng như thực hiện chức năng sinh sản. Và nguồn sản xuất ra các hormone này là Cholesterol. 

Bên cạnh đó, chất này còn sản sinh ra cortisol tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng đường trong máu, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây nhiễm trùng. Ngoài ra hormone aldosterone là chất giữ vai trò giữ nước và muối cho cơ thể, cũng được sản sinh ra từ chất béo steroid này.

Đảm bảo các chức năng của hệ miễn dịch 

Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động đúng chức năng của mình là nhờ vào Cholesterol. Theo đó mà các tế bào miễn dịch có khả năng chống nhiễm trùng và tự hồi phục sau “trận đấu” với các tác nhân gây hại cơ thể. LDL - Cholesterol gắn trực tiếp với các vi khuẩn, virus nguy hiểm, làm bất hoạt độc lực của chúng, ngăn ngừa khả năng gây hại của chúng với cơ thể.

Trường hợp cơ thể có những tổn thương, chất này sẽ nhanh chóng được sản sinh ra và nhanh chóng được vận chuyển đến vị trí cần để chữa lành vết thương cũng như ngăn ngừa quá trình nhiễm trùng có thể xảy ra.

Virus, vi khuẩn không thể tấn công nhờ chức năng miễn dịch tế bào tăng cao

Virus, vi khuẩn không thể tấn công nhờ chức năng miễn dịch tế bào tăng cao

Xây dựng màng tế bào 

Cholesterol được xem là những viên gạch tạo nên tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất béo steroid này cùng với các lipid phân cực, tham gia vào cấu trúc màng của mọi tế bào, tạo nên một hàng rào bảo vệ vững chắc. Bất kể chất này tăng hay giảm đều có thể gây ảnh hưởng đến tế bào, rối loạn quá trình chuyển hóa và sản xuất năng lượng, cuối cùng gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác như tiêu hóa, hấp thu. 

Ngoài ra với tế bào thần kinh, chất này còn có vai trò thiết yếu đối với sự hình thành của lớp vỏ Myelin, ngăn cách các dẫn truyền xung động thần kinh. 

Hỗ trợ quá trình sản sinh dịch mật

Ngoài các chức năng quan trọng nói trên, hợp chất này còn tham gia vào quá trình sản sinh mật ở gan. Mật là một loại chất lỏng có màu xanh, được gan tiết ra và lưu trữ trong túi mật, tham gia quá trình tiêu hóa các thức ăn có chứa lipid. Sau khi tiêu hóa xong chất béo, mật giúp cơ thể hấp thu, đồng thời, mật còn hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin như A, D, E và K lấy từ thực phẩm hoặc các chế phẩm khác.

Chống oxy hóa

Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể, giúp làm lành vết thương nhanh chóng nhờ vào các gốc tự do có trong lipid. Khi có vết thương, các tế bào miễn dịch sử dụng các phân tử có hoạt tính cao gồm nhiều gốc tự do, tiêu diệt vi khuẩn và độc tố của chúng. Những gốc tự do dư thừa sẽ nhanh chóng được Cholesterol xử lý gọn gàng. 

Đặc biệt, sau phẫu thuật, có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hay tế bào bị cắt. Lúc này, gan sẽ nhanh chóng sản xuất ra chất béo quan trọng này để đưa đi khắp cơ thể, dọn sạch và chữa lành các tổn thương. Nhờ đó mà quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra nhanh chóng. 

Chính vì vậy mà khi hàm lượng của hợp chất này trong máu thấp, nhất là sau khi phẫu thuật, các tổn thương sẽ lâu lành và dễ bị nhiễm trùng, thậm chí còn có thể tử vong do nhiễm trùng nặng.

Cholesterol giúp cho vết thương nhanh lành và chống nhiễm trùng

Cholesterol giúp cho vết thương nhanh lành và chống nhiễm trùng

Những trường hợp hàm lượng Cholesterol trong máu cao sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Thông qua xét nghiệm lipid máu, bạn có thể biết được hàm lượng của chất này trong cơ thể như thế nào để có phương pháp điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho phù hợp. Nếu bạn muốn kiểm tra hàm lượng lipid máu hoặc muốn tư vấn về sức khỏe, hãy gọi ngay vào hotline: 1900 56 56 56, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp