Chớ chủ quan khi bị đau bụng bên phải ở nữ giới | Medlatec

Chớ chủ quan khi bị đau bụng bên phải ở nữ giới

Đau bụng thường có nhiều biểu hiện đa dạng và ẩn sau các cơn đau đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Đặc biệt, nếu phụ nữ bị đau bụng bên phải thì càng phải chú ý vì sự nguy hiểm không lường. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ đề cập đến hiện tượng này và các thông tin y khoa liên quan.


01/09/2020 | Bí quyết xoa dịu những cơn đau bụng kinh cho các chị em phụ nữ
17/08/2020 | Nhầm tưởng đau bụng thông thường, bệnh nhân nam phải mổ cấp cứu
20/07/2020 | Đau bụng dưới ở phụ nữ - nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm không thể ngó lơ

1. Khái quát các cơ quan ở bụng bên phải

Trong tổng thể ổ bụng bên phải được chia ra làm các bộ phận sau:

  • Hạ sườn bên phải: Thùy gan bên phải, túi mật, phần đại tràng phải, tuyến thượng thận bên phải và cực trên của thận phải.

  • Vùng mạng mỡ bên phải: Ruột non, thận bên phải, niệu quản phải,…

  • Hố chậu bên phải: Ruột non, manh tràng, ruột thừa, động mạch chủ gốc phải, buồng trứng bên phải,…

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-bung-tren-ron-va-nhung-nguy-co-tiem-an-khong-the-bo-qua-s195-n20301'  title ='đau bụng'>đau bụng</a> bên phải ở nữ giới cảnh báo của nhiều bệnh

Đau bụng bên phải ở nữ giới cảnh báo của nhiều bệnh

Do đó, tùy theo vị trí, mức độ cơn đau mà loại bệnh liên quan tới cơ quan nội tạng khác nhau. Khi cảm thấy cơn đau, bạn cần phải theo dõi và xác định vị trí cơn đau để bác sĩ chẩn đoán khám xét được chính xác hơn.

2. Triệu chứng đau bụng bên phải liên quan đến các bệnh gì? 

Khi tới các cơ sở y tế để khám bệnh, thông thường bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi như: “đau ở vị trí nào, bên trái hay bên phải?” để chẩn đoán được bệnh nhân đang có dấu hiệu của bệnh gì. Vì vậy, khi bị đau bụng, người bệnh cần cảm nhận chính xác nhất vị trí đau là bên trái hay bên phải và đau ở phần bụng trên hay phần bụng bên dưới. 

Đau bụng bên phải phần trên

Cách đơn giản nhất để xác định khu vực này bạn cần nắm được chính là từ phần rốn ngược lên phần đáy xương sườn. Một số triệu chứng ở phần bụng trên liên quan đến các bệnh khác nhau bao gồm:

- Đau bụng âm ỉ, vùng da mắt có màu vàng, sụt cân, mệt mỏi: Chắc hẳn đây là triệu chứng dễ gặp và có thể gây ra hiểu lầm với tình trạng căng thẳng, áp lực cuộc sống hàng ngày gây ra. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong những trường hợp bạn đã được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và kết luận không có vấn đề gì. Triệu chứng này còn là tiếng báo động về bệnh gan.

- Đau bụng, tiêu chảy xuất hiện xen kẽ với táo bón: Đây là triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đại tràng mà độ tuổi hay mắc phải từ thanh niên đến người đã cao tuổi. Đặc biệt, trong hệ tiêu hóa, mặc dù đại tràng là bộ phận chính nhưng lại dễ bị tổn thương bởi là nơi chứa đựng tất cả các chất thải từ thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.

Đau bụng bên phải nguy cơ của nhiều bệnh lý

Đau bụng bên phải nguy cơ của nhiều bệnh lý

- Đau bụng, ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ tình dục: Ngoài các triệu chứng chính trên nếu bạn còn bị sốt hay chảy máu kinh bất thường thì cũng cần đi khám vì có thể bạn đang bị viêm ống dẫn trứng.

Đau bụng bên phải phần dưới

Ngược lại với vị trí đau bụng bên phải phần trên, đây là phần còn lại phía bên dưới của bụng bên phải. Đối với phụ nữ, phần bụng dưới nói chung và bụng dưới bên phải nói riêng có chứa rất nhiều cơ quan quan trọng đặc biệt liên quan đến vấn đề sinh sản. Dựa trên cơ sở đó, có nhiều người lầm tưởng đau phần bụng dưới đồng nghĩa với việc bị bệnh về phần “phụ”. 

Đó là một sai lầm vì ngoài sự tập trung của các quan sinh sản ra, vị trí này còn có các cơ quan khác, dưới đây MEDLATEC sẽ liệt kê chi tiết các triệu chứng cảnh báo căn bệnh có thể bệnh nhân đang mắc phải khi đau bụng bên phải phần dưới.

- Đau nhói: Nếu bụng dưới có triệu chứng đau nhói có kèm nôn và buồn nôn, thậm chí sốt thì có thể đó là dấu hiệu bạn bị viêm ruột thừa và đang trong tình trạng khẩn cấp. Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vị trí viêm nhanh chóng vì trường hợp này có nguy cơ gây tử vong.

Đau bụng kèm buồn nôn biểu hiện viêm ruột thừa

Đau bụng kèm buồn nôn biểu hiện viêm ruột thừa

- Đau nhói thời kỳ rụng trứng: Trong kỳ rụng trứng, nhiều phụ nữ hay bị đau nhói bụng dưới. Nguyên nhân gây ra cơn đau này là do khi rụng trứng, một số chất dịch và máu cũng được đẩy ra khiến niêm mạc bị kích ứng gây ra đau nhói. 

- Đau bụng, sốt, dịch âm đạo tiết ra không bình thường: Ngoài các triệu chứng này, nếu người bệnh còn cảm thấy đau khi đang quan hệ tình dục và bị mót tiểu thì thông thường là dấu hiệu bị viêm vùng chậu mà biến chứng nguy hiểm nhất là gây ra vô sinh. Khi bị viêm vùng chậu, bộ phận tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng đều bị tổn thương nghiêm trọng.

- Đau bụng có kèm theo nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ: Triệu chứng này cho thấy có khả năng cao người bệnh bị sỏi thận. Cơn đau xuất hiện do sự di chuyển của viên sỏi từ thận đến khu vực bàng quang. Vốn dĩ sỏi thận xảy ra khi các hỗn hợp là muối và các khoáng chất chứa trong nước tiểu bị lắng đọng thành thể rắn có kích thước to nhỏ như viên sỏi hoặc hạt cát. 

- Đau bụng, đi tiểu bị buốt: Khi xuất hiện kèm theo tình trạng mót tiểu thường xuyên, buồn nôn, đau ở vùng lưng bên dưới thì có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh xảy ra khi có vi trùng tấn công đường tiết niệu. Đây là hiện tượng không đáng lo ngại nhưng nếu không chữa trị kịp thời, vi trùng gây bệnh có thể xâm nhập sâu đến thận và gây ra sự tổn thương lâu dài. 

Đau bụng và đi tiểu buốt gây khó chịu cho người bệnh

Đau bụng và đi tiểu buốt gây khó chịu cho người bệnh

- Đi tiểu bị đau, dịch tiết âm đạo không bình thường, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt: Nếu bạn phát hiện ra cơ thể đang có các triệu chứng trên cần đi khám ngay vì có thể đó là cảnh báo của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hay còn gọi tắt là STDs. Hai loại bệnh lây truyền phổ biến nhất hiện nay chính là Chlamydia và căn bệnh lậu. Khi mắc phải, sức khỏe và khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. 

- Đau bụng dưới và chậm kinh, buồn nôn, chóng mặt: Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các vấn đề này thì có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, bạn cần đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể.

Tình trạng đau bụng dữ dội, đau khi quan hệ, kinh nguyệt không đều,... còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác u nang buồng trứng, u xơ tử cung,...

3. Giải pháp phòng ngừa đau bụng bên phải

Như đã trình bày ở trên, đau bụng bên phải có rất nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh khác nhau. Vì vậy, để ổn định, MEDLATEC khuyên bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân cần: giữ cho chính mình tinh thần thoải mái, vui vẻ, chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học; tích cực vận động thể dục thể thao; uống nhiều nước; quan hệ tình dục an toàn;…

Uống nhiều nước để góp phần giúp bụng bên phải khỏe mạnh

Uống nhiều nước để góp phần giúp bụng bên phải khỏe mạnh

Triệu chứng đau bụng của bệnh lý nào cũng đều đáng lo ngại và có thể gây nguy hiểm. MEDLATEC hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chủ động nắm bắt thông tin, cách xử lý khi bị đau bụng bên phải, nhằm tránh được những rủi ro đáng tiếc!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp