Tuyến giáp có nhân: Dấu hiệu và phương pháp điều trị | Medlatec

Tuyến giáp có nhân: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Tuyến giáp có nhân là một trong những biểu hiện bệnh lý thường gặp ở vị trí phía trước cổ. Các khối nhân hình thành một cách âm thầm gây khó khăn cho người bệnh trong nhận biết cũng như chẩn đoán của bác sĩ. Do đó mà tìm hiểu về nhân tuyến giáp sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện bệnh.


11/07/2020 | Ung thư tuyến giáp xuất hiện do những nguyên nhân nào?
04/06/2020 | Ung thư tuyến giáp - căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới
24/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm TG trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp

1. tuyến giáp có nhân là tình trạng như thế nào?

Tuyến giáp có nhân, nhân tuyến giáp, u tuyến giáp hay bướu nhân tuyến giáp đều là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng các tế bào của tuyến giáp phát triển một cách bất thường do một nguyên nhân nào đó dẫn đến hình thành nhân (khối u). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc bình thường cũng như cản trở chức năng nội tiết của tuyến giáp. 

Các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường dẫn đến hình thành nhân khối u

Các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường dẫn đến hình thành nhân (khối u)

Hầu hết các trường hợp tuyến giáp có nhân đều thuộc dạng lành tính và một tỷ lệ rất nhỏ các khối u tiến triển thành tế bào ung thư. Dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng vẫn có trường hợp nhân tuyến giáp thuộc dạng ác tính. Do đó mà bất kể khi nào, nếu bạn có những biểu hiện bất thường hay nghi ngờ tuyến giáp có nhân thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

2. Nhận biết nhân tuyến giáp thông qua những dấu hiệu nào? 

Khi tuyến giáp có nhân hình thành hầu hết thường không có triệu chứng điển hình và rất khó để nhận biết sớm. Ngoài việc chẩn đoán của bác sĩ thông qua phương pháp như siêu âm, CT Scanner thì bệnh nhân có thể tự phát hiện thông qua các dấu hiệu như: 

Triệu chứng của bệnh 

  • Khó thở khi bướu bắt đầu to gây chèn ép khí quản hoặc trong trường hợp bướu chìm, bướu xâm lấn khí quản. 

  • Khàn tiếng, nói khó, âm phát ra bị đứt quãng không rõ: khi các dây thần kinh cùng dây thanh quản bị chèn ép, tổn thương hoặc xâm lấn bởi các khối nhân to được hình thành. 

  • Nuốt khó, vướng do nhân chèn ép lên ống thực quản. 

  • Nếu nhân bị hoại tử hay chảy máu sẽ gây đau rát ở cổ. 

  • Tự thấy vùng cổ to hoặc sờ thấy nhân ở cổ.

Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh được thực hiện thông qua thăm khám và các dấu hiệu lâm sàng

Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh được thực hiện thông qua thăm khám và các dấu hiệu lâm sàng

Triệu chứng của bệnh kế phát

Các khối u hình thành trong tuyến giáp có thể dẫn đến bệnh cường giáp (cường hóa chức năng tuyến giáp) hoặc nhược giáp (suy giáp chức năng tuyến giáp). Trong trường hợp này, người bệnh sẽ có biểu hiện:

  • Cường giáp: luôn cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều, uống nước nhiều nhưng lại sụt cân, khô mắt, miệng, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt, nhạy cảm với nóng, rối loạn lo âu, thường xuyên thấy nặng nề, căng thẳng,...

  • Nhược giáp: thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, đau nhức các khớp xương, táo bón, nhạy cảm với lạnh, trầm cảm,...

3. Những yếu tố nguy cơ có thể hình thành nhân tuyến giáp 

Chế độ ăn thiếu iot

Iot là một trong những yếu tố duy trì khả năng hoạt động ổn định của tuyến giáp nên việc cung cấp thiếu hay thừa cũng đều có thể dẫn đến các bệnh lý của tuyến giáp, nhất là việc hình thành thiếu iot gây bướu cổ hiện nay khá phổ biến.

Theo thống kê thì các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tuyến giáp có nhân do thiếu iot chiếm tỷ lệ cao ở vùng núi, cao nguyên khiến cho trẻ kém phát triển, đần độn,... Với các mẹ bầu, việc cung cấp không đủ iot làm cho việc sản xuất hormone giảm, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ trong bào thai. 

Di truyền 

Hiện nay, đột biến gen được đánh giá là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc các bệnh tuyến giáp trong đó có nhân tuyến giáp. 70% bệnh nhân bị bệnh bướu nhân tuyến giáp có người thân trong gia đình hoặc bố, mẹ bị mắc bệnh như bướu cổ đơn thuần, viêm giáp, u giáp,...

Tuổi và giới tính 

Theo nhiều nghiên cứu thì tuyến giáp có nhân xuất hiện ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam. Nguyên nhân được lý giải cho điều này là do cấu tạo giải phẫu của cơ thể nữ để thực hiện các nhiệm vụ sinh lý đồng thời phải trải qua nhiều cột mốc thay đổi nội tiết tố như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và sinh con, cho con bú, mãn kinh. 

Không có giới hạn về độ tuổi mắc bệnh bởi bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của bệnh. Tuy nhiên, những người mắc thường rơi vào độ tuổi cao nhất trung đến cao niên.

4. Các phương pháp điều trị áp dụng cho bệnh nhân tuyến giáp hiện nay 

Với những tiến bộ của y học hiện đại, tình trạng tuyến giáp hình thành nhân có thể được phát hiện nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng kết hợp cùng với thăm khám sờ nắn thấy có khối u. Để có kết luận chính xác nhất về bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, siêu âm tuyến giáp hoặc chọc hút tế bào.

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến được áp dụng trong khám cận lâm sàng bệnh nhân bị u tuyến giáp

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến được áp dụng trong khám cận lâm sàng bệnh nhân bị u tuyến giáp

Tùy vào thể trạng của bệnh nhân và diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp. 

Thyroxin 

Quá trình điều trị với Thyroxin nhằm hạn chế kích thước của nhân tuy nhiên hiệu quả thấp và cần thời gian khá lâu. Phương pháp này thường áp dụng với các khối nhân nhỏ và chưa gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. 

Iod phóng xạ 

Những trường hợp tuyến giáp có nhân hoặc ung thư tuyến giáp sẽ được điều trị bằng iod phóng xạ. Tuy nhiên phương pháp này có thể để lại một số tác dụng phụ như: đau má, đau họng, viêm tuyến nước bọt, buồn nôn, mệt mỏi,... Một số ít trường hợp người bệnh bị nhiễm độc phóng xạ. 

Phẫu thuật 

Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong trường hợp khối u to gây chèn ép, vướng víu khó chịu. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần nhân hình thành tuy nhiên vết cắt ở cổ khó che nay ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, lại có nhiều nguy cơ tiềm ẩn như nhiễm trùng sau phẫu thuật,...

Laser 

Điều trị bằng laser là một phương pháp mới áp dụng với cá bệnh nhân lành tính trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như đau, rát cổ, khó thở, khó nuốt, khàn giọng,... Đây là kỹ thuật không gây đau, không cần gây mê và tránh được các tổn thương, nhiễm trùng hay sẹo và có thời gian điều trị nhanh chóng. 

Đốt sóng cao tần

Kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA là một trong những phương pháp điều trị nhân tuyến giáp hiệu quả và an toàn hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng sóng điện cao tần để giảm kích thước của khối u mà không để lại sẹo và không gây đau, cho kết quả nhanh chóng. Điều trị RFA sẽ thường được chỉ định trong các trường hợp: u lành tính có kích thước lớn hơn 20mm, bệnh nhân yêu cầu tính thẩm mỹ trong điều trị, các nang đặc trên 50% hoặc u độc tuyến giáp. 

Điều trị nhân tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần được áp dụng rộng rãi hiện nay

Điều trị nhân tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần được áp dụng rộng rãi hiện nay

Với kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA vừa an toàn lại cho hiệu quả cao đã giúp cho hỗ trợ các bác sĩ rất nhiều trong việc điều trị các trường hợp tuyến giáp có nhân, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã nhanh chóng triển khai kỹ thuật này để giúp bệnh nhân tiếp cận với công nghệ cao, làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ. 

Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc có thể liên hệ qua hotline: 1900 565656, nhân viên bệnh viện sẽ tư vấn và giải đáp rõ hơn về kỹ thuật này cũng như chi phí điều trị nhân tuyến giáp tại MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp