Suy tuyến giáp là một trong những bệnh lý nội tiết hay gặp. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn chủ quan khi không coi trọng sự suy giảm chức năng của tuyến giáp. Theo thời gian, bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng và rối loạn chức năng cơ quan nếu không được điều trị kịp thời. Để giúp bạn đọc dễ nhận biết bệnh, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một số nguyên nhân và dấu hiệu suy tuyến giáp.
18/03/2021 | Trả lời thắc mắc: u tuyến giáp lành tính có cần mổ không 14/09/2020 | Những thông tin cơ bản về bệnh viêm tuyến giáp De Quervain 14/09/2020 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tuyến giáp bán cấp 07/09/2020 | Cẩm nang y khoa cho người mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn 2
1. Bệnh suy tuyến giáp là gì?
Suy tuyến giáp là tình trạng rối loạn nội tiết, nguyên nhân gây ra là do tác dụng của hormone tuyến giáp bị thiếu hụt hoặc khuyến khuyết. Tình trạng thiếu hụt hormone có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Trong đó, nhóm hormon thường thiếu hụt nhất là T3, T4 và Thyroxine. Tuy nhiên, đây lại là những hormon có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Theo bác sĩ, khả năng mắc bệnh tỷ lệ thuận với sự gia tăng của độ tuổi. Đồng thời, nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với nam giới.
Bệnh suy tuyến giáp có dẫn đến tử vong không?
Một trong những dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp ở người mắc bệnh suy tuyến giáp là hệ thần kinh, tim có những bất thường và kèm theo rối loạn khả năng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Nhiều người cho rằng, bệnh về tuyến giáp không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm vì tỷ lệ gây tử vong của bệnh lý này rất cao. Mặc dù, trong y khoa đã có biện pháp phòng tránh và can thiệp nhưng bệnh vẫn có thể chuyển biến phức tạp.
2. Dấu hiệu suy tuyến giáp khi mắc bệnh
Phần lớn những bệnh nhân mới mắc bệnh trong thời gian đầu đều không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Kèm theo đó, tình trạng suy tuyến giáp có khả năng xảy ra ở người lớn tuổi nhiều nên một vài triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn là bệnh lý tuổi già. Cụ thể như:
-
Thường xuyên bị táo bón, khó đi đại tiện.
-
Sắc da nhợt nhạt, tái xanh kèm theo biểu hiện khô da và dễ bị lạnh.
Màu da trở nên tái xanh và thường cảm thấy lạnh
-
Thường xuyên cảm thấy chán ăn hoặc ăn uống nhưng không có cảm giác ngon miệng.
-
Thanh âm của giọng trở nên khàn hoặc trầm hơn.
-
Thường xuyên cảm thấy căng thẳng hoặc nặng nề hơn là bị trầm cảm.
-
Khả năng ghi nhớ bị giảm sút hơn.
-
Thỉnh thoảng cảm thấy khó thở, thở gấp hoặc nhịp tim đập chậm hơn.
-
Các cơ và khớp xương thường xuyên bị đau nhức.
-
Đối với bệnh nhân là nữ giới có thể xuất hiện một vài biểu hiện bất thường liên quan đến kinh nguyệt.
-
Phần lớn bệnh nhân đều giảm sút ham muốn trong việc quan hệ tình dục.
-
Vận động chậm chạp, thiếu linh hoạt.
Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng nặng nề hơn. Điển hình như phù mặt, phù chân - tay, lưỡi bị phình lớn, sắc da sậm, lớp sừng trên da dày hơn nhiều. Nhìn chung, dấu hiệu suy tuyến giáp ở mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng đối tượng.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến giáp
Phần lớn bệnh nhân đều cho rằng bệnh suy tuyến giáp chủ yếu xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt chất Iod hoặc có sẵn từ khi sinh ra. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh từ những nguyên nhân này là rất thấp. Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành 2 nhánh lớn như sau:
-
Suy giáp bẩm sinh (rối loạn hình thành tuyến giáp, rối loạn tổng hợp hormon, rối loạn khác: thiếu TSH, Thiếu thụ thể với TSH,...).
-
Suy giáp mắc phải: do thiếu iod, do điều trị cắt bỏ tuyến giáp, viêm tuyến giáp tuyến giáp hashimoto,...
Viêm tuyến giáp tự miễn dẫn đến suy tuyến giáp
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp thường tương tự với một vài bệnh lý khác nên rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình thăm khám. Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ cần phải dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng và một vài xét nghiệm khác. Cụ thể như:
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Dấu hiệu suy tuyến giáp đặc trưng ở bệnh nhân nữ trong độ tuổi trung niên là mệt mỏi, da khô - lạnh, táo bón tóc và móng cứng rất dễ gãy. Bệnh nhân còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như:
-
Mức cholesterol trong máu tăng cao.
-
Tăng cân không rõ nguyên nhân.
-
Cơ bắp đau nhức, đau và cứng khớp.
-
Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (nhất là khi có thiếu máu đi kèm).
-
Vận động chậm.
-
Trí nhớ kém.
4.2. Xét nghiệm
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, hiện nay các bác sĩ có thể thực hiện một vài xét nghiệm để tầm soát và chẩn đoán bệnh chính xác. Trong đó, một vài xét nghiệm mà người bị nghi ngờ hoặc mắc bệnh suy tuyến giáp có thể thực hiện gồm có: Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp, các xét nghiệm tầm soát biến chứng.
Đo lượng hormon tuyến giáp để phát hiện bệnh
5. Giải pháp phòng ngừa bệnh suy tuyến giáp
Do tính phức tạp của dấu hiệu suy tuyến giáp mà nhiều bệnh nhân đã vô cùng hoang mang khi phát hiện bệnh tình. Chính vì thế, mọi người nên tự ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Mặc dù, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kì phương pháp nào có thể khẳng định phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng một vài gợi ý dưới đây cũng giúp các bạn phòng bệnh hiệu quả. Cụ thể gồm:
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm
-
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên kiểm tra sức khỏe và đo lường lượng hormon tuyến giáp trước. Vì khi mẹ mắc bệnh tuyến giáp hoặc thiếu hụt hormon có thể khiến thai nhi bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
-
Những đối tượng có bố hoặc mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp cần phải theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.
Do tính phức của dấu hiệu suy tuyến giáp và sự chuyển biến của bệnh, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng quên thực hiện theo những giải pháp được gợi ý trên bài viết để ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhé!