Khi chơi thể thao, sinh hoạt hàng ngày hoặc làm việc, chúng ta có thể gặp chấn thương ở vai gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Một số bạn phải đối mặt với những tổn thương nặng nề ở khớp vai do không theo dõi và điều trị dứt điểm chấn thương. Nếu không may gặp phải một trong những chấn thương khớp vai dưới đây, mọi người nên cảnh giác và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
15/04/2022 | Thận trọng với cơn đau khớp vai và một số phương pháp điều trị 14/04/2022 | Cách chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tràn dịch khớp vai 24/11/2021 | Vai trò của cộng hưởng từ trong những bệnh lý khớp vai thường gặp 16/11/2021 | Chụp cộng hưởng từ khớp vai là gì? giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia
1. Tại sao bạn bị chấn thương khớp vai?
Trước khi tìm hiểu về các dạng chấn thương khớp vai thường gặp, chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây ra chúng. Dựa vào thông tin này, mọi người sẽ cẩn thận hơn khi làm việc hoặc sinh hoạt hàng ngày, hạn chế tối đa những tai nạn không đáng có.
Chơi thể thao không đúng kỹ thuật có thể gây chấn thương khớp vai
Trên thực tế, có rất nhiều lý do khác nhau gây chấn thương ở khớp vai mà chúng ta nên lưu ý, ví dụ như: do vận động quá sức trong thời gian dài, do chơi thể thao không đúng tư thế và kỹ thuật, ngoài ra tai nạn hoặc yếu tố tuổi tác cũng là vấn đề bạn cần quan tâm.
Cụ thể, nếu thường xuyên phải bê vác đồ nặng hoặc làm việc với cường độ cao, khớp vai liên tục hoạt động thì khả năng gặp chấn thương là cực kỳ cao. Tốt nhất, mọi người nên điều tiết khối lượng công việc, cố gắng vận động vừa sức để tránh tổn thương xảy ra ở khớp vai nói riêng và cơ cơ quan khác. Ngoài ra, khi không may gặp tai nạn giao thông, vai bị va đập quá mạnh thì bạn cũng có nguy cơ gặp chấn thương và cần tới bác sĩ để xác định rõ mức độ tổn thương.
Khá nhiều người bất ngờ khi biết rằng việc thực hiện một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn tới chấn thương cho khớp vai. Đặc biệt người chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, tennis hoặc bơi lợi là đối tượng có nguy cơ bị tổn thương vai rất lớn. Đó là lý do vì sao chuyên gia luôn yêu cầu người chơi thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo tư thế chuẩn và chơi vừa sức của mình. Bên cạnh đó, việc chủ quan, bỏ qua các bài tập khởi động cũng làm gia tăng nguy cơ chấn thương khớp vai.
Người cao tuổi có xu hướng bị thoái hóa xương khớp
Chấn thương còn có thể xảy ra đối với người cao tuổi, bởi vì xương khớp của họ đã và đang trong giai đoạn lão hóa, dễ bị tổn thương ngay cả khi vận động nhẹ nhàng. Chúng ta nên quan tâm bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe xương khớp đối với những trường hợp này.
2. Một số chấn thương khớp vai bạn không nên chủ quan
Mọi người thường chủ quan và cho rằng chấn thương xảy ra ở khớp vai không quá nghiêm trọng. Chính vì thế họ không chủ động theo dõi và điều trị dứt điểm, điều này dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và khả năng vận động. Vai là một trong những bộ phận sở hữu phạm vi vận động tương đối lớn, rất nhiều hoạt động được thực hiện nhờ khớp vai.
2.1. Trật khớp vai
Một trong những chấn thương khớp vai thường gặp đó là tình trạng trật khớp vai, lúc này chỏm xương của cánh tay bị trật ra khỏi vị trí ban đầu. Bệnh nhân thường phải đối mặt với cảm giác đau nhức ở khu vực khớp vai tổn thương, không thể cử động như bình thường. Điều ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Trật khớp vai thường xảy ra khi bạn bị ngã
Đặc điểm nhận dạng của bệnh nhân bị trật khớp là vùng vai sưng đỏ hoặc tím bầm, thậm chí tình trạng này có thể xuất hiện trong phạm vi rộng, lan tới cánh tay. Một số người gặp chấn thương nặng cho nên khớp vai biến dạng rõ rệt. Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, chúng ta cần đi khám và điều trị sớm để đưa khớp vai về vị trí ban đầu.
Hiện tượng trật khớp vai thường xảy ra khi bạn ngã và đang cố gắng chống tay xuống dưới đất. Ngoài ra, vai bị va đập mạnh cũng gây ra trật khớp và khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu vô cùng.
2.2. Rách sụn viền, bao khớp vai
Rách sụn viền, bao khớp vai là một dạng chấn thương khớp vai chúng ta không nên chủ quan. Bao khớp vai và sụn viền giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp vai vận động dễ dàng, thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận khá nhạy cảm và dễ bị rách, tổn thương khi bạn không may vấp ngã và chống tay đỡ người, khi vận động khớp vai quá nhiều,… Để hạn chế nguy cơ rách, tổn thương sụn viền và bao khớp vai, mọi người nên chú ý vận động nhẹ nhàng.
Đối với bệnh nhân rách sụn viền, bao khớp vai, họ thường xuyên cảm thấy đau nhức khớp vai, vận động khó khăn. Về lâu về dài, nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ đau vai mạn tính, hoặc bệnh nhân thường xuyên bị trật khớp…
2.3. Tổn thương gân cơ chóp xoay
Hiện nay, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cẩn trọng với tình trạng rách hoặc tổn thương gân cơ chóp xoay, đây là chấn thương khớp vai khá nghiêm trọng.
Tổn thương gân cơ chóp xoay là nguyên nhân gây đau vai mạn tính
Trên thực tế, bệnh nhân rất khó có cơ hội phục hồi sức khỏe toàn diện, khả năng vận động của khớp vai gặp nhiều hạn chế. Bởi vì chóp vai có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nhờ có cơ quan này mà mọi người dễ dàng nâng, hạ hoặc dang cánh tay. Nếu không điều trị sớm, bạn có thể gặp phải các biến chứng như: cứng khớp, đau vai mạn tính,…
3. Những điều bạn cần lưu ý khi gặp chấn thương khớp vai
Nhìn chung, chấn thương vai là vấn đề xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên mọi người rất dễ nhầm giữa tình trạng căng cơ vai và chấn thương khớp vai. Đó là lý do vì sao mọi người không chủ động đi kiểm tra sức khỏe và giải quyết dứt điểm những tổn thương xảy ra.
Tốt nhất, khi thấy cơn đau nhức vai xuất hiện thường xuyên, có thể kèm theo triệu chứng sưng đỏ hoặc phù nề quanh vai, chúng ta nên đi khám và sử dụng một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ xác định rõ vị trí khớp vai bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào.
Chấn thương vai mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân, song không vì thế mà chúng ta chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị. Về lâu về dài, chấn thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như giảm khả năng vận động, đau vai mạn tính… Chính vì thế mọi người nên đi điều trị dứt điểm tổn thương khớp vai từ sớm để tăng khả năng phục hồi.
Dù chấn thương nhẹ hay nặng, bạn vẫn cần điều trị dứt điểm
Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta đã hiểu mức độ nghiêm trọng của các chấn thương khớp vai. Dù chỉ là chấn thương nhỏ, bạn vẫn nên đi kiểm tra và chủ động điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng xấu xảy ra. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đến chuyên khoa Xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị kịp thời.