Viêm dạ dày đã trở thành một bệnh lý phổ biến trong thời đại ngày nay và gây nên những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn chỉ ra những triệu chứng viêm dạ dày điển hình mà bạn cần lưu ý.
28/12/2021 | Nội soi dạ dày qua đường mũi - ưu điểm và quy trình thực hiện 16/12/2021 | Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về sinh thiết dạ dày 16/12/2021 | Các triệu chứng của đau dạ dày cấp và cách xử lý dành cho người bệnh!
1. Đâu là các triệu chứng viêm dạ dày?
Không phải lúc nào triệu chứng viêm dạ dày cũng bộc lộ rõ ràng, nhất là khi bệnh nhân bị viêm dạ dày là do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh cũng có những dấu hiệu đặc trưng mà chúng ta cần hết sức lưu ý:
-
Buồn nôn, nôn ói;
-
Hay bị đầy bụng và có cảm giác căng tức ở vùng thượng vị;
-
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua;
-
Nấc cụt, khó tiêu, chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
Cảm giác hay buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa là các dấu hiệu đặc trưng của viêm dạ dày
Có nhiều trường hợp axit trong dịch vị dạ dày ăn mòn và tạo ra các ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày sẽ gây nên các dấu hiệu khác như chảy máu, loét dạ dày, xuất hiện các cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ ở dạ dày.
Phần lớn những bệnh nhân bị viêm dạ dày đều sẽ trải qua cảm giác dạ dày bị kích thích và thường xuyên bị khó tiêu. Nếu triệu chứng viêm dạ dày xảy ra trong thời gian ngắn và tự biến mất sau khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì chưa cần phải điều trị bằng các biện pháp y khoa. Tuy vậy nếu các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài không khỏi và đặc biệt là bị đi ngoài phân lẫn máu, phân màu đen hay nôn ra máu thì bệnh nhân cần đi khám sớm nhất có thể.
2. Xác định các nguyên nhân gây viêm dạ dày
Cơ chế hình thành bệnh viêm dạ dày đó là khi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày gặp tổn thương, tạo điều kiện cho axit trong dịch vị tấn công và gây bệnh. Tình trạng này rất có thể là do cơ thể bị mắc một số loại bệnh lý như bệnh sarcoidosis (u hạt) hay bệnh Crohn.
Không chỉ có vậy, còn rất nhiều các yếu tố nguy cơ khác cũng là những tác nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày. Cụ thể:
-
Lạm dụng các thuốc giảm đau: nhóm thuốc NSAID được dùng khá phổ biến trong việc hỗ trợ bệnh nhân giảm đau trong quá trình điều trị. Tuy nhiên những thuốc này lại gây ra một tác dụng phụ đó là có khả năng gây viêm dạ dày mạn tính và cấp tính. Do đó nếu người bệnh dùng các thuốc giảm đau kể trên trong thời gian dài hoặc dùng quá liều lượng thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị viêm loét dạ dày;
-
Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là vi khuẩn HP): phần lớn trong chúng ta đều có một lượng vi khuẩn HP nhất định trong dạ dày nhưng sẽ có những trường hợp quá nhiều HP phát triển sẽ gây viêm dạ dày hoặc các chứng rối loạn đường tiêu hóa trên. Nhiễm HP và tiến triển thành bệnh có thể là do di truyền hoặc do bệnh nhân có lối sống thiếu khoa học (chế độ ăn bất hợp lý, nghiện thuốc lá);
-
Uống nhiều bia rượu, đồ uống có cồn: đây là những thức uống dễ gây kích ứng cũng như ăn mòn niêm mạc dạ dày. Đa số người nghiện rượu thường gặp tình trạng viêm dạ dày cấp tính;
Rượu bia là những đồ uống rất có hại cho sức khỏe của dạ dày
-
Tuổi tác: càng lớn tuổi thì nguy cơ bị viêm dạ dày sẽ càng cao. Nguyên nhân là do tuổi càng lớn thì lớp niêm mạc có xu hướng càng mỏng dần. Ngoài ra, nguy cơ mắc chứng rối loạn tự miễn và nhiễm HP ở người cao tuổi cũng có tỷ lệ cao hơn so với người trẻ tuổi;
-
Căng thẳng, trầm cảm: tâm lý bất ổn do các tác động từ môi trường, công việc, gia đình, hoặc căng thẳng về thể chất sau khi trải qua chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng nặng cũng có khả năng khiến người bệnh bị viêm dạ dày;
-
Mắc bệnh viêm dạ dày tự miễn: đây là hiện tượng hệ miễn dịch tự tấn công chính các tế bào lành lặn trong cơ thể, trong trường hợp này là các tế bào niêm mạc dạ dày;
-
Mắc những bệnh lý khác: bệnh Crohn, người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, nhiễm ký sinh trùng,...
3. Dùng thuốc để điều trị triệu chứng viêm dạ dày
Tùy thuộc vào bệnh cảnh của từng bệnh nhân mà phác đồ điều trị triệu chứng viêm dạ dày có thể sẽ khác nhau. Nếu người bệnh bị viêm dạ dày là do uống nhiều bia rượu, dùng thuốc NSAID hay thuốc kháng viêm corticosteroid thì có thể khắc phục tình trạng bệnh bằng cách ngừng sử dụng những tác nhân này.
Dưới đây là một số thuốc được dùng trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày (cần lưu ý là chỉ được sử dụng khi có chỉ định kê toa của bác sĩ):
-
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp giảm thiểu sự tiết axit trong dịch vị dạ dày thông qua tác dụng ức chế các tế bào có chức năng sản xuất axit dạ dày. Các thuốc vẫn được dùng hiện nay bao gồm: lansoprazole, esomeprazole, rabeprazole, omeprazole, pantoprazole, dexlansoprazole. Nhưng nếu dùng liều cao trong thời gian dài thì sẽ gây ra một số tác dụng phụ khác như tăng nguy cơ bị gãy xương cột sống, xương cổ tay và xương hông;
-
Thuốc kháng sinh trị HP: nếu phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày, bác sĩ sẽ thường kê thêm các thuốc kháng sinh phối hợp như amoxicillin với clarithromycin hoặc metronidazole. Bệnh nhân cần dùng theo đơn thuốc đã kê, thời gian điều trị thường trong 7 - 14 ngày;
-
Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit dạ dày: mặc dù hỗ trợ giảm đau một cách nhanh chóng nhưng những thuốc này có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy,...;
-
Thuốc chẹn Histamin H2: nhóm thuốc này giúp hỗ trợ chữa lành các vết viêm loét, giảm bớt dấu hiệu đau dạ dày nhờ cơ chế làm giảm lượng axit được tạo ra tại đây. Một số loại thuốc chẹn Histamin đó là cimetidine, famotidine và nizatidine.
Tùy thuộc vào bệnh cảnh của từng bệnh nhân mà phác đồ điều trị triệu chứng viêm dạ dày có thể sẽ khác nhau
Bài viết trên đã chỉ ra các triệu chứng đặc trưng ở một người bị viêm dạ dày. Nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì hãy liên hệ với chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn khám và điều trị bệnh.
Sở hữu hệ thống phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa kỳ công nhận, đội ngũ cán bộ y tế chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn cao, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những điểm đến hàng đầu để khách hàng tin tưởng thực hiện các dịch vụ y khoa.