Gút là bệnh chuyển hóa và có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, trong những ngày Tết, người mắc bệnh gút hoặc có nguy cơ mắc bệnh cần hết sức chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, bởi kỳ nghỉ Tết kéo dài cùng với nhiều bữa ăn không kiểm soát có thể gây nên cơn gút cấp gây đau đớn cho người bệnh, thậm chí phải nhập viện điều trị.
14/11/2021 | Chuyên gia hướng dẫn chế độ ăn cho người bị gout 27/10/2021 | Chỉ điểm cách nhận biết triệu chứng của bệnh giả Gout 25/10/2021 | Bệnh giả Gout nguy hiểm không - mối lo âu của nhiều người 21/10/2021 | Vai trò của chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá bệnh gút
Bệnh gút và chế độ ăn trong ngày Tết
Bệnh gút diễn ra do nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thân...) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi. Vì vậy, kiểm soát uric máu là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là người bị gút.
Khi kiểm tra chỉ số xét nghiệm uric máu, 3 trường hợp cần theo dõi chỉ số uric như sau:
-
Người chưa bị gút: Uric máu cần duy trì dưới 420 umol/L ở nam giới và dưới 360 umol/L ở nữ giới.
-
Khi đã có cơn gút: Cần duy trì dưới 360 umol/L.
-
Trường hợp gút mạn tính: Nên duy trì uric máu dưới 300 umol/L.
Bệnh gút diễn ra do nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thân...) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, số lượng bệnh nhân gút gia tăng mỗi dịp Tết đến, xuân về. Sở dĩ bệnh nhân gút tăng nhanh vào dịp Tết vì các bữa ăn, đồ uống đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và số lượng, dịp này được xem là một thách thức rất lớn với người bệnh gút. Không ít người bệnh gút phải đón năm mới trong bệnh viện hay phải nằm ở nhà do cơn đau gút cấp tấn công.
Người mắc bệnh gút cần ăn gì và kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia, những thực phẩm người bệnh gút hạn chế đó là rượu, thịt, sữa bắp có hàm lượng Fructose cao, giảm cân đối với những người vượt quá cân nặng bình thường hay béo phì.
Thực phẩm người mắc bệnh gút cần kiêng ăn
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric máu gây ra các cơn đau gút.
- Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
- Phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.
- Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này.
- Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể tăng acid uric máu.
- Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải) cũng chứa nhiều nhân purin.
- Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh).
- Rượu, bia, đồ uống có gas.
- Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút.
- Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gút.
Ăn thịt đỏ gia tăng acid uric máu gây ra các cơn đau gút
Thực phẩm người mắc bệnh gút nên ăn
Theo các chuyên gia, một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể với khoảng 1800 kcal/ ngày, trong đó có khoảng 100-150g thịt/ ngày và 400g rau xanh, hoa quả… Ưu tiên rau xanh, hoa quả: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gút nên bổ sung:
- Tăng cường rau xanh giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Tích cực ăn thực phẩm ít purin: Ngũ cốc, bơ, các loại hạt,… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại các tổ chức.
Bổ sung rau xanh trong chế độ ăn giúp ngừa nguy gây ra các cơn đau gút
Như vậy, Tết nguyên đán sắp đến, không thể tránh khỏi những bữa tiệc thịt rượu tất niên hay những cuộc gặp gỡ đầu năm nên người bệnh gút cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình nhiều hơn trong những ngày này để những cuộc vui được trọn vẹn và ngăn ngừa cơn đau gút cấp hành hạ.
Ngoài ra, đối với bệnh lý gút mạn tính nói riêng các các bệnh lý nói chung, để theo sức khỏe định kỳ tiện lợi ngay tại nhà, tránh mất thời gian đi lại và chờ đợi, người dân có thể lựa chọn Dịch vụ Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi tiện lợi, nhanh chóng của BVĐK MEDLATEC bằng cách gọi điện đặt lịch lấy mẫu qua tổng đài 1900 56 56 56.
Ngay sau khi có kết quả, khách hàng được gọi điện tư vấn kết quả xét nghiệm miễn phí. Trường hợp khách hàng cần kiểm tra chuyên sâu, khách hàng chỉ cần mang kết xét nghiệm này tới viện để thực hiện chuyên sâu các kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh, từ đó bác sĩ có cơ sở đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng điều trị chính xác cho bệnh nhân. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài toàn quốc 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.