Do có nhiều triệu chứng tương đồng nên bệnh giả Gout hay bị nhầm lẫn với bệnh Gout. Tuy nhiên, cơ chế sinh ra hai bệnh lý này hoàn toàn không giống nhau. Bệnh Gout tương đối nguy hiểm cho sức khỏe, vậy thì bệnh giả Gout nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải cho băn khoăn này qua bài viết dưới đây.
01/09/2021 | Phân biệt bệnh gout và giả gout qua nguyên nhân và cách điều trị 24/03/2021 | Các giai đoạn của bệnh gout và triệu chứng bệnh gout sớm
1. Những vấn đề cơ bản về bệnh giả gout
1.1. Giả gout là bệnh gì
Giả gout còn được biết đến với cái tên khác là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Đây là một dạng viêm khớp có đặc trưng là sự đột ngột, sưng đau ở một hoặc nhiều khớp. Các đợt đau này có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần và thường xuyên tái diễn.
1.2. Vì sao bệnh giả Gout xuất hiện
Đến nay nguyên nhân khiến cho các tinh thể hình thành trong khớp và gây ra bệnh giả Gout là gì vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy đây là bệnh lý xảy ra khi ở trong dịch khớp có sự hình thành và lắng đọng của tinh thể CPPD sinh ra viêm và đau. Bệnh có xu hướng phổ biến ở người cao tuổi và ảnh hưởng nhiều nhất với khớp gối.
Bệnh giả Gout có xu hướng ảnh hưởng mạnh đến khớp gối
Không những thế, bệnh giả Gout còn khởi phát khi người bệnh bị các chứng bệnh xương khớp, phẫu thuật hay vận động mạnh gây ra chấn thương. Hầu như không có trường hợp giả Gout tự khởi phát. Các yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm:
- Tuổi tác: tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu ở người cao tuổi.
- Tiền sử gia đình, rối loạn di truyền.
- Phẫu thuật hoặc chấn thương ở khớp.
- Bệnh lý kết hợp: tiểu đường, suy thận, thừa dự trữ sắt, cường cận giáp,...
1.3. Nhận biết bệnh giả Gout bằng cách nào
Người bị bệnh giả Gout thường có các triệu chứng sau:
- Khớp bị sưng và ấm.
- Khớp bị đau rất nặng.
- Các cơn đau có tính tái diễn định kỳ.
Giả Gout có xu hướng ảnh hưởng chính đến đầu gối. Ngoài ra, một số khớp khác cũng chịu tác động như: vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân,...
2. Sáng tỏ lo âu: bệnh giả Gout nguy hiểm không
Do nhầm lẫn với bệnh Gout nên rất nhiều người lo lắng không biết bệnh giả Gout nguy hiểm không. Chia sẻ về tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, các chuyên gia y tế cho biết đây là bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu hướng đến kiểm soát triệu chứng, làm giảm sưng và đau.
Những biến chứng cho thấy bệnh giả Gout nguy hiểm không
Bên cạnh việc kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ xương khớp thì người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi, luyện tập các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp vùng quanh các khớp bị ảnh hưởng để cải thiện sự khó chịu do bệnh gây ra. Nếu không được phát hiện để điều trị sớm thì bệnh giả Gout rất dễ dẫn đến những biến chứng không thể xem thường như:
- Sụn khớp và khớp bị tổn thương.
- Khớp bị thoái hóa nghiêm trọng.
- Bị viêm khớp mãn tính và thậm chí còn dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Về cơ bản, đây là một dạng của viêm khớp nên khi băn khoăn bệnh giả Gout nguy hiểm không chúng ta nên hình dung đến những biến chứng tại khớp do nó gây ra. Chính vì mức độ ảnh hưởng tới khớp nghiêm trọng như vậy nên người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy triệu chứng của bệnh, điển hình là hiện tượng sưng đau đột ngột tái diễn thường xuyên.
3. Tránh nhầm lẫn bệnh giả gout với bệnh gout
Bản thân cả bệnh giả Gout và bệnh Gout đều xảy ra do ứ đọng tinh thể muối ở mô liên kết và khớp. Không những thế, chúng còn có nhiều triệu chứng lâm sàng, tần suất tái diễn và các biến chứng giống nhau. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người nhầm lẫn và ngày càng lo lắng không biết bệnh giả Gout có nguy hiểm không.
Mặc dù giống nhau là vậy nhưng hai bệnh lý này vẫn có sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị.
- Về nguyên nhân gây bệnh
+ Bệnh Gout: do rối loạn chuyển hóa chất purin khiến cho lượng acid uric ở trong máu tăng lên từ đó hình thành tinh thể urat hình kim ở khớp và mô mềm. Tình trạng này rất dễ gặp ở người uống nhiều bia rượu trong thời gian dài, ăn quá nhiều đạm, suy giảm chức năng thận,...
+ Bệnh giả Gout: chủ yếu là do lắng đọng tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate ở khớp. Tinh thể muối calcium ở bệnh giả Gout có hình thoi chứ không phải là hình kim như bệnh Gout. Bệnh giả Gout thường kết hợp cùng với một bệnh lý khác như đã nói đến ở trên.
- Về triệu chứng nhận biết
Mặc dù cả hai bệnh lý này đều gây ra cơn viêm khớp cấp tính và cơn đau rất dữ dội nhưng chúng vẫn có triệu chứng lâm sàng khác nhau”
+ Bệnh Gout: chủ yếu khởi phát ở ngón khớp cái, số khác có thể ở gót chân, cổ chân, mu bàn chân, đầu gối,... Bệnh có xu hướng phổ biến ở nam giới ngoài 30 và nữ giới sau độ tuổi tiền mãn kinh.
+ Bệnh giả Gout: chủ yếu khởi phát khớp các khớp lớn và khớp gối, hiếm khi xảy ra các các khớp ngón. Bệnh có xu hướng phổ biến ở người cao tuổi và có thể đến với cả nam giới lẫn nữ giới.
Khi nghi ngờ triệu chứng giả Gout người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng
- Về mức độ đau
+ Bệnh Gout: cơn đau hay diễn ra vào buổi đêm, đau đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12 - 24 giờ.
+ Bệnh giả gout: cơn đau từ từ trong nhiều ngày, mức độ dữ dội của cơn đau ít hơn.
Khi có triệu chứng của giả Gout, tốt nhất thay vì cứ lo lắng bệnh giả Gout có nguy hiểm không, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp uy tín để được chẩn đoán đúng bệnh. Do triệu chứng của giả Gout và bệnh Gout tương đối giống nhau nên muốn xác định chúng một cách chính xác cần phải thực hiện xét nghiệm. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện:
- Phân tích dịch khớp nhằm tìm ra tinh thể calcium pyrophosphate có trong dịch khớp.
- Chụp X-quang khớp để xác định tổn thương ở khớp, lắng đọng canxi ở khoang khớp hoặc vôi hóa ở sụn.
- Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp để quan sát sự lắng đọng của canxi trong khớp.
- Siêu âm tìm kiếm khu vực tích tụ canxi.
Mặc dù y học đã và đang ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa tìm được cách loại bỏ hoàn toàn tinh thể canxi pyrophosphate ở trong khớp làm nên bệnh giả Gout; nhưng triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm bằng các loại thuốc kháng viêm do bác sĩ chỉ định. Một vài trường hợp, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng thuốc giảm đau.
Mong rằng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn đọc đập tan được lo âu bệnh giả Gout nguy hiểm không. Nếu cần thêm thông tin nào khác có liên quan đến bệnh, bạn chỉ cần nhấc máy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, ngay lập tức, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có mặt để chia sẻ cùng bạn những thông tin bổ ích được cập nhật mới nhất.