Những thông tin quan trọng về bệnh gout bạn đã biết chưa? | Medlatec

Những thông tin quan trọng về bệnh gout bạn đã biết chưa?

Gout là một trong những căn bệnh điển hình về xương khớp. Theo thống kê cho thấy hiện nay tỷ lệ mắc bệnh này ngày một gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Bài viết dưới đây cung cấp đến bạn đọc những thông tin quan đến bệnh gout.


05/06/2020 | Tinh thể Urat - thủ phạm gây ra bệnh Gout ở người
03/02/2020 | Xét nghiệm acid uric giúp theo dõi và chẩn đoán bệnh Gout
15/01/2020 | Xét nghiệm Gout giúp phát hiện, điều trị bệnh Gout kịp thời

1. Tìm hiểu chung về bệnh gout

1.1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) còn được gọi là thống phong, do chứng rối loạn chuyển hóa của nhân purin gây lắng đọng tinh thể urat và gây viêm tại khớp, cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Axit uric là một chất vô hại và hình thành bên trong cơ thể và được đào thải bằng nước tiểu, phân. 

bệnh gout cần được phát hiện và điều trị từ sớm

bệnh gout do rối loạn chuyển hóa nhân purin bên trong thận khiến thận bị mất chức năng lọc acid uric

Đối với bệnh nhân gout, hàm lượng Axit uric bên trong máu thường tăng dần. Khi nồng độ của chúng tăng cao thì tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này sẽ xuất hiện chủ yếu ở khớp gây ra viêm, sưng và cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Đặc trưng của bệnh gút là những đợt viêm khớp cấp tái phát khiến bệnh nhân bị đau đột ngột vào ban đêm và có biểu hiện sưng đỏ khi những đợt viêm cấp xuất hiện. Có thể diễn ra ở các vị trí như khớp của ngón chân cái, mắt cá, đầu gối và ít gặp ở khớp tay.

Theo thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ, đặc biệt là từ tuổi 30 trở lên. Do sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay khiến cho chế độ ăn uống, sinh hoạt con người thay đổi theo dẫn đến hệ quả chính là tỷ lệ mắc bệnh gout gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Gout có thể được điều trị và hạn chế tái phát nếu bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

1.2. Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù gout gây ra cho bệnh nhân những phiền toái như căng thẳng, đau đớn hay mất ngủ thế nhưng đây là căn bệnh lành tính.

Dựa theo mức độ nghiêm trọng mà bệnh gút được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: nồng độ axit uric trong máu bắt đầu tăng thế nhưng vẫn chưa có dấu hiệu của bệnh. Thông thường, bệnh nhân chỉ cảm nhận được triệu chứng đầu tiên của gút sau khi mắc bệnh sỏi thận.

Ở giai đoạn 1, bệnh gút chưa xuất hiện những dấu hiệu của bệnh

Ở giai đoạn 1, bệnh gút chưa xuất hiện những dấu hiệu của bệnh

  • Giai đoạn 2: nồng độ axit uric giai đoạn này gia tăng mức rất cao làm xuất hiện những tinh thể trên ngón chân (gọi là nốt tophi). Các nốt tophi diễn tiến chậm, khoảng 10 năm sau cơn gút đầu tiên hoặc có thể sớm hơn. Một khi chúng xuất hiện sẽ dễ dàng gia tăng số lượng, khối lượng, thậm chí là loét. Nốt tophi thường xuất hiện ở sụn vành tai rồi lan ra khuỷu tay, ngón chân, mu bàn chân,… Ở giai đoạn 2, bệnh nhân sẽ bị đau khớp nhưng các cơn đau này không kéo dài. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác với cường độ và tần suất ngày một tăng lên.

  • Giai đoạn 3: những triệu chứng của gout không mất đi và những tinh thể axit uric bắt đầu tấn công mạnh mẽ đến khớp.

Đa phần, những ca mắc bệnh chỉ thuộc giai đoạn 1 hoặc 2, rất ít trường hợp bệnh biến chuyển sang giai đoạn 3.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Nguyên nhân gây nên bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa axit uric có trong cơ thể. Tại Việt Nam, do việc lạm dụng quá nhiều bia rượu và chế độ ăn dư thừa đạm quá mức gây ra chuyển hóa axit uric, thủ phạm gây ra gút.

Bên cạnh đó, gout có thể do yếu tố di truyền và tác động từ môi trường đến cơ thể khiến hàm lượng axit uric gia tăng và không thể đào thải kịp thời ra bên ngoài.

Những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh:

  • Chế độ ăn dư thừa chất đạm, động thực vật có chứa quá nhiều purin gồm có hải sản, nấm, trứng và nội tạng động vật.

Chế độ dinh dưỡng thừa chất đạm là nguyên nhân gây ra bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng thừa chất đạm là nguyên nhân gây ra bệnh gout

  • Người có bệnh lý về thận làm suy giảm chức năng thận dẫn đến cơ thể tích tụ nhiều axit uric. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng dẫn đến gout như tăng huyết áp, tim mạch,…

  • Lạm dụng chất kích thích và sử dụng nhiều bia rượu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Những người sử dụng thuốc có khả năng làm tăng nồng độ axit uric bên trong máu như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc để chữa trị ung thư, huyết áp,…

  • Người thân trong gia đình mắc bệnh gout là yếu tố làm tăng nguy cơ bị gout.

  • Độ tuổi và giới tính cũng là yếu tố làm tăng cao khả năng mắc bệnh gút.

  • Người béo phì, có cân nặng quá mức.

3. Biểu hiện của bệnh gout

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh gout gồm có:

  • Cơn đau xuất hiện một cách dữ dội, cảm giác khó chịu, đặc biệt là giữa đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Vị trí của các khớp có biểu hiện sưng đỏ, viêm và cảm giác nóng ran xung quanh khớp khi chạm vào thấy đau nhức.

Ở bệnh nhân gout có biểu hiện sưng đỏ, viêm và nóng ra xung quanh các khớp

Ở bệnh nhân gout có biểu hiện sưng đỏ, viêm và nóng ra xung quanh các khớp

  • Khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm.

  • Sốt nhẹ kèm ớn lạnh, ngán ăn, suy giảm sức khỏe rõ rệt.

  • Những cơn đau diễn ra khoảng từ 5 - 7 ngày và sau đó giảm dần. Khi cơn đau biến mất các khớp sẽ trở lại hoạt động như bình thường.

Khi quan sát thấy những triệu chứng trên đây bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện uy tín để được kiểm tra, làm các xét nghiệm liên quan để có kết luận chính xác về tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh gồm có: xét nghiệm máu, chụp X - quang, siêu âm và kiểm tra dịch viêm trong khớp. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ biến chứng nguy hiểm không thể lường.

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout?

Việc thay đổi chế độ sinh hoạt có thể làm chậm quá trình diễn tiến của gout:

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc bỏ thuốc đã kê toa.

  • Tái khám theo định kỳ để kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe.

  • Chữa trị dứt điểm những bệnh lý gây ra bệnh gút thứ phát như suy thận hay những bệnh lý chuyển hóa,…

  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

  • Duy trì mức cân nặng hợp lý, ổn định.

Những lưu ý cần nhớ trong chế độ dinh dưỡng như:

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến yếu tố gây ra gout thế nên cần xây dựng bữa ăn hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến yếu tố gây ra gout thế nên cần xây dựng bữa ăn hợp lý

  • Không nên ăn nội tạng, nhất là thực phẩm như gan, cá mòi.

  • Hạn chế ăn hải sản và loại thịt đỏ.

  • Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và thực phẩm có ít chất béo.

  • Sử dụng nhiều thức ăn dồi dào chất xơ chẳng hạn như dưa leo, củ sắn,…

  • Nên sử dụng đường tự nhiên thay cho đường tinh luyện.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít/ngày.

  • Không sử dụng loại thức uống có cồn, nhất là bia rượu.

  • Không dùng cafe, trà, nước ngọt có ga.

Tuy rằng bệnh gout là căn bệnh lành tính nhưng vẫn gây ra những khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả giúp bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp