Áp xe răng là một dạng bệnh về răng miệng khá phổ biến, chúng gây ra những phiền toái không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh này nguy hiểm như thế nào? Có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Có cần phải đến các cơ sở y tế để chữa trị không?
28/01/2021 | Cao răng và 1 số thông tin sẽ khiến bạn phải bất ngờ! 04/01/2021 | Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng? 13/12/2020 | Chảy máu chân răng - Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
1. Hiểu thế nào là áp xe răng?
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do sâu răng hoặc bị ảnh hưởng từ các bệnh về nướu khác. Hầu hết những bệnh có liên quan đến răng sẽ có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng áp xe răng. Khi răng bị bệnh thì phần nướu cũng sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn có hại sẽ thâm nhập vào các mạch máu, mô và các dây thần kinh dẫn tới tình trạng viêm tủy, chết tủy. Các vết mủ được tích tụ từ các phần rễ của xương hàm sẽ tạo ra các túi mủ khiến người bệnh bị sưng tấy đỏ, tình trạng đó được gọi là áp xe răng.
Bệnh áp xe răng không phải là bệnh lý của một nhóm đối tượng nào đó mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Áp xe răng không chỉ xuất hiện ở phần chân răng mà có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nếu bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị áp xe răng là do tác động của những chiếc răng không khỏe mạnh.
Một số dấu hiệu tiêu biểu mà bạn có thể nhận biết được mình có đang bị áp xe răng hay không như:
-
Thường xuyên bị đau răng, đặc biệt là phần chân răng liên kết với phần nướu.
-
Nướu bị sưng to và tấy đỏ gây khó chịu trong việc ăn uống, nói chuyện của người bệnh.
-
Có mùi hôi từ miệng mà không rõ nguyên nhân.
Áp xe răng thường có dấu hiệu hôi miệng không rõ nguyên nhân
-
Người bệnh có thể cảm nhận được trong miệng có vị lạ, khó chịu.
-
Có thể xuất hiện hiện tượng sốt, đau đầu,...
2. Áp xe răng có nguy hiểm không?
Áp xe răng không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm và không thể chữa trị, nhưng nó sẽ gây ra các tổn thương về răng, xương hàm và các mô xung quanh. Chính bởi tác động tích tụ mủ trong nướu của bệnh áp xe răng, khả năng các bộ phận xung quanh có liên quan sẽ dễ bị viêm nhiễm theo.
Thông thường khi nhắc tới áp xe răng thì ta sẽ nghĩ tới hiện tượng phần nướu bị sưng tấy đỏ. Tuy vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định thì áp xe răng có thể được chia thành nhiều dạng và chủ yếu là áp xe chân răng và áp xe nướu. Có không ít các trường hợp người bệnh bị áp xe răng rất nặng rồi nhưng không hề phát hiện ra bởi phần nhiễm trùng lại ở phần giữa những chiếc răng hay thậm chí nằm ở trực tiếp bên dưới răng khiến việc nhiễm trùng lan rộng từ bên trong dần dần mới xuất hiện ra bên ngoài.
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng áp xe răng:
-
Vệ sinh răng miệng một cách khoa học như: đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, nên sử dụng các loại nước súc miệng có chất lượng,...
-
Hạn chế tối đa việc sử dụng các vật dụng gây tổn thương tới răng, lợi như tăm, bàn chải quá cứng, các loại máy móc làm trắng răng chưa được kiểm chứng,...
-
Nên loại bỏ các thức ăn thừa trên răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước lọc.
-
Nếu răng bạn có các triệu chứng không khỏe mạnh như lung lay, sứt mẻ thì hãy tìm đến sự trợ giúp của các y bác sĩ sớm nhất có thể, tránh tình trạng bệnh hình thành một cách tiềm ẩn.
Nên sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước lọc sau mỗi bữa ăn để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ
3. Khi nào cần đến bệnh viện?
Việc điều trị áp xe răng là không khó nhưng việc xác định rõ bệnh thì lại không hề đơn giản. Chính vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào có nguy cơ mắc bệnh áp xe răng thì hãy nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu phương pháp điều trị sớm và tốt nhất.
Có rất nhiều phương pháp để các bác sĩ xác định được tình trạng bệnh tình răng miệng. Thông thường khi răng bạn có triệu chứng bị thương tổn thì các bác sĩ sẽ khám, đưa ra các cách thức chăm sóc răng miệng, kê một số đơn thuốc giảm đau hay thực hiện một số thủ thuật nhỏ trên răng.Tuy nhiên, trong trường hợp các bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị áp xe răng thì sẽ được chẩn đoán một cách chính xác nhất thông qua việc chụp x quang.
Chụp X-quang là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán áp xe răng
Sau khi các bác sĩ xác định được tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ điều trị áp xe răng thông qua hai bước chính là:
-
Sử dụng kháng sinh (do các bác sĩ chỉ định) để ngăn ngừa tình trạng áp xe răng trở nặng và giảm khó chịu cho người bệnh. Nhiệm vụ đầu tiên nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc chữa trị bệnh tình
-
Bước thứ hai là nhiệm vụ chủ yếu từ bác sĩ. Nguyên nhân chính dẫn tới áp xe răng là do răng bị nhiễm khuẩn, chính vì vậy các bác sĩ phải thực hiện các cách thức y học để loại bỏ các chất dịch bị nhiễm trùng trong răng, nướu và được vệ sinh lại sạch sẽ.
Trong quá trình điều trị bệnh áp xe răng thì các loại thuốc giảm đau luôn là một vị thần hộ mệnh cho người bệnh. Tuy vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau mà chưa được các bác sĩ chỉ định, đặc biệt không được dùng aspirin để giảm đau vì nó sẽ gây loãng máu, ảnh hưởng tới các phương pháp điều trị trên răng sau đó.
Bệnh viện MEDLATEC tại Hà Nội có tổng cộng 3 cơ sở y tế lớn, mỗi cơ sở đều cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện được nhận định là một trong những cơ sở y tế uy tín nhất hiện nay bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm của các y bác sĩ và chất lượng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hiện đại. Chỉ với một cuộc gọi điện thoại tới tổng đài 1900565656 của viện, bạn có thể đặt được lịch khám bệnh một cách dễ dàng cũng như việc sắp xếp thời gian hay cơ sở điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, bệnh viện tiếp nhận khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm Y Tế và bảo hiểm bảo lãnh tại gần 40 đơn vị bảo lãnh.