Áp xe răng là một dạng biến chứng của nhiễm trùng do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc nứt răng. Bệnh gây nhiều đau đớn, hơn nữa vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu điều trị sớm, hầu hết các trường hợp áp xe ở răng phục hồi nhanh và không gây biến chứng lâu dài.
06/02/2021 | Có nên lấy cao răng không? Giá lấy cao răng bao nhiêu? 29/01/2021 | Cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi bị áp xe răng 29/01/2021 | Nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ
1. Áp xe răng hình thành như thế nào?
Áp xe là tình trạng chỉ chung cho các nhiễm trùng sưng viêm nặng xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch nhận biết vi khuẩn là tác nhân gây bệnh, bạch cầu sẽ có vai trò tiêu diệt chúng, mủ chính là xác bạch cầu và xác vi khuẩn hòa cùng dịch cơ thể.
Áp xe răng là hậu quả của nhiễm trùng răng
Áp xe răng cũng hình thành như vậy, thường là kết quả của tình trạng nhiễm trùng chân răng, xảy ra khi dưới đường nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không thể tác dụng đến, các mô nướu cũng có xu hướng rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Vì thế dịch mủ không thoát được ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ trong chân răng, hình thành nên ổ áp xe.
Ở những trường hợp nặng, khi sâu răng làm nứt răng hoặc do chấn thương khác, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy gây chết tủy. Đồng thời mủ tích tụ trong các đầu rễ của xương hàm, phát triển ngày càng lớn gây sưng viêm lan rộng ra khắp hàm. Áp xe ở răng nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, trong xương hàm và các mô xung quanh.
Áp xe răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn
2. Triệu chứng của áp xe răng điển hình nhất
Triệu chứng áp xe răng khá dễ nhận biết, triệu chứng càng nặng nghĩa là ổ áp xe càng lớn, ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh và mô xung quanh. Người bệnh áp xe ở răng có dấu hiệu đặc trưng là tình trạng sưng mặt nghiêm trọng, khởi phát ở vùng xung quanh răng bị nhiễm trùng, sau lan rộng khắp hàm mặt.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng nhiễm trùng cơ thể tương tự như nhiễm trùng ở các bộ phận khác như: chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, người nóng bừng,… Đôi khi tình trạng sưng đau lan đến cả mặt và cổ. Sốt là biểu hiện của phản ứng cơ thể khi hệ miễn dịch đang cố gắng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên để bệnh tiến triển nhanh, cần tới sự trợ giúp của thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ để làm yếu vi khuẩn.
Vị trí nhiễm trùng, áp xe răng là nơi đau nhiều nhất, có thể xuất hiện tình trạng chảy mủ đặc và máu. Khi phát hiện những dấu hiệu này, nên sớm đi thăm khám chuyên khoa răng để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hầu hết trường hợp áp xe răng điều trị sớm không gặp phải biến chứng gì.
Tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng:
Áp xe răng gây đau đớn dữ dội cho người bệnh
Viêm mô lan tỏa
Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng gây áp xe, sưng đau toàn miệng, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Trường hợp nặng có thể gây nghẽn đường hô hấp, ngạt thở và tử vong. Tuy nhiên diễn tiến đến biến chứng này cần một thời gian kéo dài, nếu được điều trị áp xe ở răng sẽ không bị tiến triển đến.
Áp xe ngoài mặt
Tình trạng này xảy ra tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm, người bệnh lúc này bị viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Không những đau đớn tăng lên mà tình trạng bệnh cũng đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân.
Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc
Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong với những triệu chứng cấp tính của nó.
3. Điều trị áp xe răng như thế nào?
Thăm khám lâm sàng sẽ giúp xác định dễ dàng tình trạng áp xe răng, răng bị nhiễm trùng thì vùng mô xung quanh có màu sẫm do các mô tủy hoại tử thấm vào phần xốp của răng. Lợi xung quanh sưng phồng lên, có thể thấy cả dịch mủ như một cái mụn. Một số trường hợp để chẩn đoán mức độ áp xe cũng như định hướng điều trị, dẫn lưu mủ, bác sĩ sẽ xem xét chụp X-quang răng.
Dẫn lưu mủ cho áp xe răng cần được thực hiện đầu tiên
Tùy vào vị trí và mức độ áp xe răng mà bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng, phòng ngừa biến chứng cũng như điều trị nguyên nhân tránh tái phát.
3.1. Điều trị cấp
Đầu tiên cần loại bỏ mủ áp xe tránh sưng viêm nặng ảnh hưởng đến các mô cơ xung quanh. Một thủ thuật trích răng nhỏ sẽ được thực hiện để thoát dịch, làm sạch vi khuẩn gây bệnh ở vị trí răng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, kháng sinh có vai trò quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng áp xe tiến triển.
Các thuốc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng như: giảm đau, kháng viêm, thuốc bổ nâng cao thể trạng,… cũng được dùng trong từng trường hợp cụ thể.
3.2. Điều trị tận gốc
Sau khi dẫn lưu mủ, triệu chứng đau đớn của người bệnh đã giảm bớt, tuy nhiên cần tiếp tục điều trị loại bỏ nguyên nhân tránh nhiễm trùng tái phát. Điều trị tủy, lấy vôi răng, gắp mảnh răng vỡ và xử lý mặt gốc răng sẽ được nha sĩ thực hiện. Tuy nhiên các trường hợp nặng, không thể điều trị bảo tồn thì răng bị bệnh cần được nhổ bỏ.
Sau điều trị áp xe răng, bệnh nhân cần tái khám định kỳ để kiểm tra, lấy vôi răng 6 tháng 1 lần để phòng ngừa bệnh tái phát. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn về việc chăm sóc răng miệng tốt hơn:
-
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
-
Chải răng sạch và đúng phương pháp, bạn có thể dùng đến các loại bàn chải điện để làm sạch tốt hơn.
-
Dùng chỉ nha khoa làm sạch vùng kẽ răng.
-
Phục hồi tổn thương răng bằng phương pháp thẩm mỹ: trám răng sâu, phục hình răng mất, niềng chỉnh răng lệch lạc,…
Chăm sóc răng miệng tốt giúp phòng ngừa áp xe răng tái phát
Người bệnh áp xe răng sau điều trị cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, Vitamin và muối khoáng. Lưu ý không nên để khô miệng và hạn chế các thực phẩm dễ gây sâu răng.