So sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để có phác đồ điều trị phù hợp | Medlatec

So sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để có phác đồ điều trị phù hợp

Liệt mặt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh nhân bị liệt dây thần kinh trung ương hoặc dây thần kinh ngoại biên. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, từ đó bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Bài viết này sẽ giúp người bệnh so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên khác nhau như thế nào?


18/06/2022 | Chỉ điểm cách nhận diện và xử lý khi bị liệt dây thần kinh số IV

1. Cấu tạo của dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên

Để có thể so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên khác nhau ra sao, trước tiên bệnh nhân cần hiểu về cấu tạo cũng như nhiệm vụ của hai loại dây thần kinh kể trên.

Dây thần kinh trung ương và ngoại biên 

Dây thần kinh trung ương và ngoại biên 

Đối với dây thần kinh trung ương, nhiệm vụ chính là truyền dẫn thông tin, hỗ trợ quá trình điều khiển hành vi của cơ thể. Trên thực tế, thông điệp truyền qua dây thần kinh nhờ các chất truyền dẫn, bao gồm: dopamine và serotonin. Nhìn chung, dây thần kinh trung ương đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh nói riêng và cơ thể nói chung.

Trong khi đó, dây thần kinh ngoại biên chịu trách nhiệm truyền tín hiệu được phát ra từ tủy sống hoặc não. Thông tin sẽ được truyền tới cơ quan đích. Theo các nghiên cứu về cấu tạo, dây thần kinh ngoại biên khá mảnh và có nguy cơ bị tổn thương rất cao. Lúc này, não bộ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn khả năng trao đổi thông tin, ảnh hưởng tới vận động của các cơ quan đích nhận tín hiệu từ não, tủy sống.

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của hai loại dây thần kinh kể trên đối với hoạt động của toàn bộ cơ thể. Do đó, khi phát hiện một trong hai nhóm dây thần kinh bị liệt, bệnh nhân cần chủ động theo dõi, điều trị.

2. So sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên

Ngày nay, nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán liệt dây thần kinh trung ương hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tình trạng liệt dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên và điều trị chưa đúng cách. Bệnh nhân nên so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để nắm được cách phân biệt hai vấn đề sức khỏe trên.

Chúng ta nên so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để tìm ra điểm khác biệt

Chúng ta nên so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để tìm ra điểm khác biệt

2.1. Điểm giống nhau

Thông thường, bệnh nhân liệt dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên có một số dấu hiệu khá giống nhau. Các triệu chứng thường gặp là: méo miệng, nhân trung, tình trạng này càng trở nên rõ rệt hơn khi bệnh nhân nói hoặc cười. Đồng thời, người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, nước có thể chảy ra từ một bên miệng bị liệt, thức ăn dính lại ở răng và má,…

Với những dấu hiệu tương đồng kể trên, người bệnh rất dễ nhầm lẫn giữa liệt dây thần kinh trung ương và liệt dây thần kinh ngoại biên. Vậy hai căn bệnh này có những điểm khác biệt nào?

2.2. Điểm khác nhau

Khi so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên khác nhau ở điểm nào, người bệnh có thể dựa vào các tiêu chí, đó là: nguyên nhân gây bệnh, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, vị trí liệt trên gương mặt và cơ thể,…

Về nguyên nhân gây bệnh, tình trạng liệt dây thần kinh trung ương là biến chứng của các vấn đề sức khỏe, ví dụ như: tai biến mạch máu não, do sự chèn ép của khối u não hoặc áp xe não gây ra. Đối tượng có nguy cơ liệt dây thần kinh trung ương chủ yếu là người lớn tuổi, tình trạng này sẽ để lại những tổn thương cho não bộ, chủ yếu là khu vực trên nhân.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh trung ương và ngoại biên là khác nhau

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh trung ương và ngoại biên là khác nhau

Trong khi đó, liệt dây thần kinh ngoại biên thường xảy ra do bệnh nhân mắc bệnh về tai, bị nhiễm lạnh hoặc viêm nhiễm,… Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và diễn biến chậm chứ không xuất hiện đột ngột giống như tình trạng liệt dây thần kinh trung ương. Khi bị liệt dây thần kinh ngoại biên, não bộ của bệnh nhân cũng chịu tổn thương, thường là vị trí từ nhân trở xuống phía dưới.

So sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên, chúng ta cũng thấy nhiều triệu chứng khác nhau giữa hai dạng bệnh. Cụ thể, bệnh nhân liệt dây thần kinh trung ương chủ yếu bị liệt 1/4 dưới của mặt - đây là đặc điểm cần lưu ý để xác định chính xác dây thần kinh đang gặp vấn đề. 

Khi thực hiện nghiệm pháp Charles Bell cho kết quả âm tính thì đồng nghĩa với người bệnh bị liệt thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, khi liệt dây thần kinh trung ương, bệnh nhân thường bị liệt nửa người, đó là bên có dây thần kinh liệt.

Sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân cũng không phải lo lắng về vấn đề cơ mặt co cứng. Đây là điểm khác biệt giữa tình trạng liệt dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên.

Ngược lại, bệnh nhân liệt dây thần kinh ngoại biên có nguy cơ bị liệt nửa bên mặt gây tình trạng mất cân đối. Đồng thời, nếp nhăn trên trán của người bệnh có dấu hiệu mờ đi, má, miệng xệ rõ rệt.… Thậm chí, bệnh nhân còn phải đối mặt với triệu chứng Bell, Charles, trong khi người liệt dây thần kinh trung ương không hề gặp phải triệu chứng đó. Nếu bị liệt nửa người, bệnh nhân thường bị liệt ở bên không có dây thần kinh tổn thương.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ xác định dây thần kinh bị liệt

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ xác định dây thần kinh bị liệt

Bệnh nhân liệt dây thần kinh ngoại biên kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh vẫn có thể cảm thấy co cứng cơ mặt và dẫn tới tình trạng liệt mắt vĩnh viễn.

3. Cách chẩn đoán, phân biệt tình trạng liệt dây thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại biên

Sau khi so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên, chắc hẳn chúng ta cũng nắm được một số điểm khác nhau giữa hai vấn đề sức khỏe kể trên. Ngoài ra, bệnh nhân nên đi kiểm tra để được chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe.

Với người khỏe mạnh, đột ngột bị liệt mặt sau khi ngủ hoặc đi ngoài trời lạnh, bác sĩ thường tiến hành kiểm tra tai mũi họng. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây liệt mặt, liệu bệnh nhân có bị viêm nhiễm hay không… Trong nhiều trường hợp, để chẩn đoán chính xác dây thần kinh bị liệt, bệnh nhân cần đi chụp CT, chụp cộng hưởng từ, kết hợp cùng một vài xét nghiệm kiểm tra khác. 

Tốt nhất người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đi xét nghiệm, kiểm tra, trong đó Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý rất chất lượng. Với bề dày kinh nghiệm gần 30 năm, MEDLATEC đã sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, vinh dự nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ sau khi xây dựng phòng LAB theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng với đó, MEDLATEC đã xây dựng và đầu tư hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại hàng đầu như siêu âm, X-quang, MRI, CT Scan,... Đơn vị cũng là cơ sở quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm, mang đến những dịch vụ y tế chất lượng, hài lòng các khách hàng.

Bệnh nhân nên đi xét nghiệm, kiểm tra tại Hệ thống Y khoa MEDLATEC

Bệnh nhân nên đi xét nghiệm, kiểm tra tại Hệ thống Y khoa MEDLATEC

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bệnh nhân so sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên. Từ đó, người bệnh xác định chính xác vấn đề sức khỏe của bản thân, điều trị theo hướng phù hợp. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp