Có thể nói rằng số người bị viêm dạ dày cấp trên thế giới chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ, phải có tới 1,5 tỷ số bệnh nhân mắc mỗi năm. Trong nhiều trường hợp, viêm dạ dày cấp có thể phát triển thành viêm dạ dày mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, trong đó phải kể đến ung thư dạ dày. Vậy đâu là những dấu hiệu viêm dạ dày cấp cần lưu ý và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là gì?
30/11/2021 | Phương pháp điều trị viêm dạ dày HP và cách phòng ngừa 27/02/2021 | Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị 23/02/2021 | Nguyên nhân viêm dạ dày cấp nhất định bạn phải biết
1. Khái niệm về bệnh viêm dạ dày cấp
Bệnh viêm dạ dày có thể là do vi khuẩn HP hoặc không do HP gây nên. Tuy nhiên HP lại là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này trong phần lớn các trường hợp.
Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày đột ngột thì được gọi là viêm dạ dày cấp. Ngược lại, trong trường hợp bệnh tiến triển chậm, tái phát nhiều lần không thể trị dứt điểm thì được xếp vào loại bệnh lý mạn tính. Viêm dạ dày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ không gây nguy hại tới tính mạng người bệnh.
Quan sát hình ảnh ghi lại dạ dày của một bệnh nhân bị viêm sẽ thấy lớp niêm mạc bị tổn thương với các vết loét xung huyết và sưng phù lan rộng. Những tổn thương này có thể chỉ ở trong một vùng nhưng cũng có khi đã lan ra toàn bộ dạ dày.
Nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày cấp đến từ các thói quen thiếu lành mạnh hàng ngày của người bệnh như lạm dụng đồ uống có cồn, lịch trình sinh hoạt bị đảo lộn, hay dùng nhiều thuốc giảm đau trong thời gian dài, trào ngược mật, ure trong máu cao, bệnh nhân ung thư thực hiện liệu pháp xạ trị, hóa trị,...
2. Các dấu hiệu viêm dạ dày cấp cần hết sức lưu ý
Đau bụng là một trong những dấu hiệu viêm dạ dày cấp thường gặp và dễ nhận ra nhất khi người bệnh bị viêm dạ dày cấp. Thường thì bệnh nhân sẽ bị đau ở vùng thượng vị, cơn đau sẽ xuất hiện sau bữa ăn khoảng từ 2 - 3 tiếng và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Dạ dày càng bị tổn thương nhiều thì cảm giác đau bụng sẽ càng gia tăng. Không chỉ có vậy, cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ đau cũng dần nghiêm trọng hơn kèm theo những triệu chứng khó chịu khác bao gồm cồn cào, nóng rát dạ dày. Có trường hợp cơn đau lại chỉ âm ỉ nhưng cũng có bệnh nhân bị lại đau quặn bụng.
2.2. Cảm thấy bị buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn
Bệnh nhân đau dạ dày cấp còn có thể buồn nôn hoặc thậm chí là nôn sau khi vừa ăn xong. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, sút cân do hấp thu kém và mất cảm giác ăn ngon.
Người bị viêm dạ dày thường có biểu hiện chán ăn và sụt cân
2.3. Chảy máu dạ dày
Chảy máu hay xuất huyết dạ dày là hiện tượng có tỷ lệ xảy ra cao ở những người bị viêm dạ dày cấp và vô cùng nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn ra máu tươi, đi ngoài lẫn phân đen có mùi thối khẳm,...
Khi phát hiện ra tình trạng này, cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu vì đây là chính là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng hệ tiêu hóa đang gặp biến chứng rất nghiêm trọng.
3. Làm thế nào để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh viêm dạ dày cấp?
3.1. Có một lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh
Không thể phủ nhận một điều rằng tỷ lệ số người gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Nguyên nhân một phần đến từ thói quen ăn uống, nếp sống sinh hoạt thiếu khoa học. Chính vì thế, để hạn chế được những rủi ro do căn bệnh này mang lại, mỗi người nên tự ý thức xây dựng cho mình một nếp sống lành mạnh hơn, cụ thể:
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tích cực ăn rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp;
-
Ăn theo thời gian biểu đúng giờ, không bỏ bữa. Đồng thời không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói;
Cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn dạ dày
-
Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại,...;
-
Không nên ăn đồ tái, đồ sống, đồ chua cay nóng thường xuyên và từ bỏ rượu bia, thuốc lá;
-
Ngủ đủ giấc và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý (không thức quá khuya và dậy quá muộn mà bỏ qua bữa sáng);
-
Tập luyện thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp.
3.2. Cần tham khảo kỹ lưỡng việc sử dụng thuốc
Khi điều trị viêm dạ dày cấp, bệnh nhân nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thay vì tự ý tìm mua và uống kết hợp quá nhiều loại thuốc giảm đau, kháng sinh vì rất có thể trong số thuốc đó chứa những thành phần khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3.3. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tập luyện thì người bệnh cũng nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn để cập nhật xem tình trạng bệnh đã tiến triển đến đâu, có đang đáp ứng tốt loại thuốc đang dùng hay không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để kiểm soát tốt hơn các dấu hiệu viêm dạ dày và dự phòng các biến chứng có thể gặp phải trong tương lai.
Nên sớm từ bỏ thuốc lá để hạn chế nguy cơ bị viêm dạ dày và các bệnh lý khác
Bệnh viêm dạ dày cấp tuy rất nhiều người mắc phải nhưng chúng ta không nên xem nhẹ. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời thì biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra và đe dọa tính mạng người bệnh. Do vậy, nếu phát hiện bản thân và người xung quanh có những dấu hiệu viêm dạ dày cấp hãy đưa họ ngay tới các cơ sở ý tế gần nhất để được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Là một đơn vị chú trọng phát triển các dịch vụ xét nghiệm áp dụng công nghệ hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn mong muốn đem đến những trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh chứng chỉ ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận, MEDLATEC tự hào là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
Hãy liên hệ ngay qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tổng đài viên tư vấn kỹ lưỡng hơn về các dịch vụ xét nghiệm và thăm khám tại MEDLATEC ngay hôm nay bạn nhé!